Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối với nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực và quốc tế, Hương Khê đã ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), mời bạn đọc theo dõi chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hương Khê (Hà Tĩnh):
Trên đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Hương Khê (Hà Tình). Hiện nay đã có sự thay đổi như sau: sáp nhập các xã Phương Điền, Phương Mỹ thành xã mới Điền Mỹ.
2. Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Hương Khê có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Hương Khê (huyện lị) và 20 xã.
STT | Các xã phường thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) |
1 | Thị trấn Hương Khê (huyện lị) |
2 | Xã Diễn Mỹ |
3 | Xã Gia Phố |
4 | Xã Hà Linh |
5 | Xã Hòa Hải |
6 | Xã Hương Bình |
7 | Xã Hương Đô |
8 | Xã Hương Giang |
9 | Xã Hương Lâm |
10 | Xã Hương Liên |
11 | Xã Hương Long |
12 | Xã Hương Thủy |
13 | Xã Hương Trà |
14 | Xã Hương Trạch |
15 | Xã Hương Vinh |
16 | Xã Hương Xuân |
17 | Xã Lộc Yên |
18 | Xã Phú Gia |
19 | Xã Phú Phong |
20 | Xã Phúc Đồng |
21 | Xã Phúc Trạch |
3. Tình hình kinh tế của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh):
- Khái quát tình hình kinh tế
Từ năm 2016, Hương Khê đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 đạt trên 15,1%/năm đưa thu nhập bình quân đầu người lên 46,3 triệu đồng vào năm 2020, tăng gần 1,7 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế của huyện đã đa dạng hóa, với nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 36,11%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 36,17% và thương mại – dịch vụ đạt 227,72%. Đến nay, đã có 12 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt kiểu mẫu và huyện đang nỗ lực để thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, cùng với các xã khác đạt 16 tiêu chí trở lên.
- Nguồn đầu tư
Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội từ năm 2016 đã vượt quá 10.000 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách đóng góp hơn 6.000 tỷ đồng. Các dự án quan trọng như hệ thống đường giao thông, cầu qua sông Ngàn Sâu, Nhà máy nước và các công trình hạ tầng xã hội khác đã được triển khai, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời đảm bảo an ninh – quốc phòng. Ngoài đầu tư từ ngân sách, nhiều doanh nghiệp và cá nhân cũng đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng để phát triển sản xuất mang lại những đóng góp to lớn cho khu vực.
- Nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hương Khê đã chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung, với hơn 3.284 mô hình, trong đó có 117 mô hình có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Tiềm năng phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp cũng được khai thác hiệu quả, với diện tích lớn được dành cho các sản phẩm đặc sản như bưởi Phúc Trạch và cam Khe Mây.
- Lâm nghiệp
Với hơn 100 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng tự nhiên có trên 47 nghìn ha, bao gồm các chủng loại cây gỗ quý hiếm, như: sến, lim vàng tâm,…; rừng sản xuất với diện tích trên 53 nghìn ha là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy chế biến gỗ. Bên cạnh đó, đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm rất thuận lợi để phát triển trồng các loại cây dược liệu quý hiếm như: Cà gai leo, Ba kích, Gừng, Mộc hoa trắng,…
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Về phía công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, huyện có lợi thế về giao thông và nguồn nhân lực, với quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Gia Phố trên diện tích 11 ha đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và xuất khẩu. Đặc biệt, để phát triển các loại cây đặc sản, như: Bưởi Phúc Trạch, quýt, cam,…, trong đó nổi tiếng nhất là thương hiệu bưởi Phúc Trạch hay cam Khe Mây có vị ngọt thơm ngon đặc trưng. Hiện nay diện tích đã lên tới 2.700 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm thu hoạch lên tới 1.700 ha. Bên cạnh đó là diện tích cam các loại với diện tích hơn 2.000 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm thu hoạch gần 1.500 ha.
- Dịch vụ – du lịch
Tiềm năng của Hương Khê còn bao gồm lĩnh vực dịch vụ – du lịch, với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối với nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực và quốc tế. Hương Khê có điều kiện kết nối với Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo – Hương Sơn, vườn Quốc gia Vũ Quang, Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo – Quảng Bình, Khu Công nghiệp và Cảng nước sâu Vũng Áng, Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc – Can Lộc, Khu Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, bên cạnh đó tỉnh Quảng Bình và nước láng giềng Lào. Trong thời gian những năm tới, Tỉnh lộ 553 từ Hương Khê đi Cẩm Xuyên chắc chắn sẽ là cầu nối trực tiếp với bãi biển Thiên Cầm – Cẩm Xuyên. Từ đó giúp Hương Khê trở thành điểm đến trong Tour du lịch của quý khách.
Với những tiềm năng và lợi thế này, Hương Khê đang mong chờ sự quan tâm và đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng đất này.
4. Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh):
Thác Vũ Môn
- Địa chỉ: Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh.
- Giá thành: Miễn phí.
- Giờ mở cửa: Mở cả ngày.
- Facebook: Không có
- Ưu điểm: Cảnh quan phong phú, không khí trong lành
- Nhược điểm: Hiện nay chưa có nhiều dịch vụ du lịch
Thác Vũ Môn là một điểm đến nổi tiếng gắn liền với truyền thuyết “cá chép hóa rồng”. Nguồn nước của thác bắt nguồn từ núi Giăng Màn, chảy qua bốn tầng trước khi đổ xuống lòng hồ tạo nên cảnh quan hùng vĩ, tươi mát cùng bầu không khí trong lành.
Miếu Trầm Lâm
- Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (theo Google)
- Địa chỉ: Phú Yên, Hương Khê, Hà Tĩnh
- Giá thành: Miễn phí
- Giờ mở cửa: Mở cả ngày
- Số điện thoại: Không có
- Facebook: Không có
- Ưu điểm: Nơi linh thiêng, cảnh quan đặc sắc
- Nhược điểm: Cơ sở vật chất hơi cũ
Miếu Trầm Lâm gắn liền với nhiều câu chuyện thần thoại, trong đó có truyền thuyết về việc báo mộng cho vua Hàm Nghi. Trước miếu có giếng nước thần hình bán nguyệt, được cho là không bao giờ cạn nước và thay đổi màu sắc quanh năm. Đây là nơi thờ Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm, người được phong danh hiệu “Thượng thượng đẳng tối linh thần” trong thời Lê và Nguyễn.
Đền thờ và mộ Ngô Đăng Minh
- Đánh giá chất lượng: 5.0/5 (theo Google)
- Địa chỉ: Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh
- Giá thành: Miễn phí
- Giờ mở cửa: Mở cả ngày
- Số điện thoại: Không có
- Facebook: Không có
- Ưu điểm: Nơi linh thiêng về tâm linh, mang ý nghĩa lịch sử
- Nhược điểm: Chưa được nhiều người biết đến nhiều
Đền thờ và mộ Ngô Đăng Minh là nơi tưởng nhớ vị anh hùng lịch sử đã đánh bại quân địch Bồn Man. Nơi này tọa lạc trên một quả đồi nhỏ với nhiều cây cọ, nhìn ra cánh đồng rộng lớn. Đền và mộ Ngô Đăng Minh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996.
Di tích Rộc Cồn
- Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật
- Địa chỉ: Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh
- Giá thành: Miễn phí
- Giờ mở cửa: Mở cả ngày
- Số điện thoại: Không có
- Facebook: Không có
- Ưu điểm: Ý nghĩa văn hóa lịch sử to lớn
- Nhược điểm: Chưa được biết đến nhiều trong việc du lịch
Di tích Rộc Cồn là nơi ghi dấu cuộc biểu tình lịch sử của người dân Hương Khê trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tại đây lưu giữ nhiều tài liệu, in ấn và truyền đơn của Đảng bộ Hương Khê. Di tích nằm trên một quả đồi trọc, bao quanh bởi cây cối với con sông Tiêm chảy dài phía trước.
Chùa Bảo Lâm
- Đánh giá chất lượng: 4.8/5 (theo Google)
- Địa chỉ: Hưng Vĩnh, Hương Khê, Hà Tĩnh
- Giá thành: Miễn phí
- Giờ mở cửa: Mở cả ngày
- Số điện thoại: Không có
- Facebook: Không có
- Ưu điểm: Kiến trúc mang nét cổ kính, yên tĩnh
- Nhược điểm: Chưa có hoạt động du lịch
Chùa Bảo Lâm, với ý nghĩa “giữ rừng và được rừng che chở”, là nơi người dân thường cầu may trước khi vào rừng kiếm ăn. Hiện nay, chùa đã được trùng tu với nền gạch và mái ngói cổ kính, trở thành nơi hành hương và lễ Phật của nhiều người dân địa phương. Chùa cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
THAM KHẢO THÊM: