Huyện Hậu Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh của Thanh Hóa, Việt Nam. Huyện được biết đến là một huyện ven biển với diện tích tự nhiên là 141,5 km². Bài viết dưới đây với chủ đề: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin chung và khái quát về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa):
2. Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Hậu Lộc có 23 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 22 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) |
1 | Thị trấn Hậu Lộc (huyện lỵ) |
2 | Xã Cầu Lộc |
3 | Xã Đa Lộc |
4 | Xã Đại Lộc |
5 | Xã Đồng Lộc |
6 | Xã Hải Lộc |
7 | Xã Hoa Lộc |
8 | Xã Hòa Lộc |
9 | Xã Hưng Lộc |
10 | Xã Liên Lộc |
11 | Xã Lộc Sơn |
12 | Xã Minh Lộc |
13 | Xã Mỹ Lộc |
14 | Xã Ngư Lộc |
15 | Xã Phong Lộc |
16 | Xã Phú Lộc |
17 | Xã Quang Lộc |
18 | Xã Thành Lộc |
19 | Xã Thuần Lộc |
20 | Xã Tiến Lộc |
21 | Xã Triệu Lộc |
22 | Xã Tuy Lộc |
23 | Xã Xuân Lộc |
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã Châu Lộc
-
Xã Lộc Tân
-
Xã Thịnh Lộc
-
Xã Văn Lộc
3. Giới thiệu chung về huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa):
Vị trí địa lý:
Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Đông Bắc. Điều kiện tự nhiên của huyện rất đa dạng giàu, tiềm năng với ba vùng gồm: Vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển. Hệ thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 10 chạy qua. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.
-
Phía Bắc của huyện Hậu Lộc giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung.
-
Phía Nam và phía Tây của huyện Hậu Lộc giáp huyện Hoằng Hóa.
-
Phía Đông của huyện Hậu Lộc giáp với Biển Đông.
Diện tích và dân số:
Huyện Hậu Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên là 141,5 km², dân số vào năm 2017 đạt 165.070 người. Mật độ dân số khoảng 1.212 người/km² và chủ yếu là người Kinh sinh sống.
Địa hình:
Địa hình Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Lộc Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc…, đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc,Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc,… và ven biển là các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc.
4. Lịch sử và quá trình hình thành huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa):
Thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đất Hậu Lộc là vùng đất của người bộ lạc Dư Phát, trực thuộc bộ tộc Cửu Chân.
Thời kỳ An Dương Vương, Triệu Đà phân cấp hành chính vẫn phụ thuộc và địa bàn cư trú của bộ lạc với sự quản lý cục bộ địa phương của các lạc tướng Lạc hầu. Đất Hậu Lộc vẫn thuộc bộ lạc Dư Phát, vùng đất này kéo dài từ bắc Lạch Trường cho tới phía tây Hà Trung và cả vùng đất cổ của Nga Sơn. Dư Phát thuộc vùng Cửu Chân.
Cho tới năm 106 TCN, huyện thuộc quyền quản lý của Nhà Hán. Hán Vũ Đế bắt đầu phân chia thành các huyện dưới quận. Hậu Lộc vẫn mang tên cũ thành huyện Dư Phát, quận Cửu Chân.
Năm 46 TCN (Bắc thuộc, đời vua Hán Nguyên Đế năm thứ 3), bỏ huyện Dư Phát, kiêm nhiệm trực tiếp vào quận Cửu Chân.
Đời thuộc Tấn, thuộc Tống, thuộc Nam Tề, thuộc Lương: Như cũ.
Năm 607 (thuộc đời Tùy Dạng Đế, năm Đại Nghiệp thứ 3) thuộc huyện Nhật Nam..
Năm 622 (thuộc đời Đường Cao Tổ, năm Vũ Đức thứ 5) thuộc huyện Nhật Nam.
Thời kì nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê thuộc huyện Nhật Nam.
Nhà Lý, trực thuộc trại/ phủ/ lộ trị Thanh Hóa.
Nhà Trần là huyện Thống Bình thuộc châu Ái.
Năm 1407 (thời kỳ thuộc Minh), Minh Thành Tổ đổi tên đất Thống Bình thành huyện Thống Ninh.
Năm 1415 (thuộc Minh), sáp nhập với huyện Hà Trung.
Năm 1428, Lê Thái Tổ lên ngôi, chia huyện lại như cũ, đặt là Thuần Hựu.
Năm 1673, do kỵ húy vua Lê Chân Tông (Lê Duy Hựu) lại đổi tên thành huyện Thuần Lộc.
Năm 1802, vua Gia Long đổi tên thành huyện Phong Lộc.
Năm 1821, vua Minh Mạng đổi tên huyện thành Hậu Lộc, và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.
Năm 1837, vua Minh Mạng thành lập huyện Mỹ Hoá trên cơ sở 4 tổng cắt ra từ Hậu Lộc và Hoằng Hoá: Đại Lý (nay gồm các xã: Đại Lộc, Đồng Lộc, Triệu Lộc), Dương Thủy (nay gồm các xã: Hoằng Xuyên, Hoằng Cát, Hoằng Quỳ, Hoằng Phú, Hoằng Quý và một phần phường Tào Xuyên), Lỗ Hương (nay gồm các xã: Hoằng Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Giang), Dương Sơn (nay gồm các xã: Hoằng Sơn, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Kim).
Năm 1850, kiêm lý toàn bộ huyện Mỹ Hoá vào huyện Hoằng Hoá.
Năm 1877, vua Tự Đức lại cắt phần đất tổng Đại Lý (nay là các xã: Đại Lộc, Đồng Lộc, Triệu Lộc, Châu Lộc) về cho Hậu Lộc. Ranh giới tự nhiên Hậu Lộc ổn định cho tới ngày nay.
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, quận, gọi chung là huyện. Huyện Hậu Lộc khi đó gồm có 10 xã: Đại Lý, Đông Thành, Liên Cừ, Liên Thịnh, Long Thịnh, Phú Thịnh, Thuần Lộc, Trường Xuân, Uy Thống, Vạn Lộc.
Năm 1954, chia 10 xã cũ thành 26 xã mới với tiền tố hoặc hậu tố là “Lộc”: Cầu Lộc, Châu Lộc, Đa Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, HTạo bản nhápoa Lộc, Hòa Lộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc, Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thành Lộc, Thịnh Lộc, Thuần Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Văn Lộc, Xuân Lộc và thị trấn Hậu Lộc.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
-
Sáp nhập xã Châu Lộc vào xã Triệu Lộc.
-
Sáp nhập xã Văn Lộc vào xã Thuần Lộc.
-
Sáp nhập các xã Thịnh Lộc và Lộc Tân vào thị trấn Hậu Lộc.
Huyện Hậu Lộc có 1 thị trấn và 22 xã như hiện nay.
5. Khám phá những địa điểm nổi tiếng của du lịch Hậu Lộc (Thanh Hóa):
Đền Bà Triệu – xã Triệu Lộc:
Đền Bà Triệu tọa lạc tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Việt Nam với lịch sử hơn 2000 năm. Đền được xây dựng để tưởng nhớ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh – người có công lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô vào giữa thế kỷ thứ 3.
Kiến trúc của đền phản ánh tinh hoa kiến trúc dân tộc, với vị trí đắc địa tựa lưng vào dãy núi Bân và hướng mặt ra Quốc lộ 1A đã tạo nên một quang cảnh hùng vĩ và linh thiêng.
Đền Bà Triệu không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi thu hút các nhà nghiên cứu văn hóa và du khách thập phương đến chiêm bái và khám phá. Đền được Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 07/04/-2015, ghi nhận giá trị lịch sử và văn hóa to lớn của nó.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh – xã Văn Lộc:
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một ngôi chùa cổ kính có từ thời Lý, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và lịch sử phong phú. Ngôi chùa này được xây dựng trên nền của một ngôi chùa cũ đã đổ nát sau sự kiện vua Lý Nhân Tông trở về kinh đô. Để báo đáp ơn vua và chúc tụng quốc vận dài mãi, quan Thông giám họ Chu đã chủ trì tổ chức cho nhân dân xây lại ngôi chùa mới.
Cụm di tích nghè Diêm Phố – xã Ngư Lộc:
Cụm di tích nghè Diêm Phố là một quần thể di tích thờ tự độc đáo, phản ánh sâu sắc nét văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của người dân vùng biển tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Quần thể này bao gồm nghè Thánh Cả, chùa Liên Hoa, đền thờ thần Cá Ông, miếu tưởng niệm 334 ngư dân tử nạn trong trận bão năm 1931 và đền thờ Nẹ Sơn, mang đậm giá trị lịch sử và tâm linh.
THAM KHẢO THÊM: