Huyện Định Quán là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là một khu vực đặc trưng bởi địa hình bán sơn địa, thiên nhiên phong phú và văn hóa đa dạng. Xin mời bạn đọc cùng có thời gian theo dõi bài viết dưới đây Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Định Quán (Đồng Nai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Định Quán (Đồng Nai):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Định Quán (Đồng Nai)?
Huyện Định Quán có 14 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 13 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Định Quán (huyện lỵ) |
2 | Xã Gia Canh |
3 | Xã La Ngà |
4 | Xã Ngọc Định |
5 | Xã Phú Cường |
6 | Xã Phú Hòa |
7 | Xã Phú Lợi |
8 | Xã Phú Ngọc |
9 | Xã Phú Tân |
10 | Xã Phú Túc |
11 | Xã Phú Vinh |
12 | Xã Suối Nho |
13 | Xã Thanh Sơn |
14 | Xã Túc Trưng |
3. Giới thiệu chung về huyện Định Quán (Đồng Nai):
Vị trí địa lý:
Định Quán là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh, cách xa trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110 km. Huyện có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Tân Phú và tỉnh Bình Thuận
-
Phía Tây tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu
-
Phía Nam tiếp giáp với thành phố Long Khánh và các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Tân Phú
Ngoài ra, huyện còn tiếp giáp với huyện Trảng Bom qua một đoạn nhỏ ranh giới phía Tây Nam trên hồ Trị An. Quốc lộ 20 là tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện. Ngoài ra, tỉnh lộ 763 (nối hai huyện Định Quán và Xuân Lộc) cũng đi qua các xã Phú Túc, Suối Nho ở phía Nam huyện. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được đầu tư xây dựng.
Huyện có sông Đồng Nai và một phụ lưu phía tả ngạn là sông La Ngà chảy qua, có hồ nước nhân tạo là hồ Trị An dọc theo ranh giới phía Tây và Tây Nam huyện.
Diện tích, dân số:
Huyện Định Quán có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 970,5 km. Dân số khoảng 225.160 người (2021), mật độ dân số đạt khoảng 232 người/km², gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Hoa, Tày, Khmer, Chơ Ro, Chăm, Ê Đê, Sán Dìu, Châu Mạ, Dao nhưng chủ yếu vẫn là dân tộc Kinh.
Kinh tế:
Nền kinh tế của huyện Định Quán chủ yếu là nông nghiệp và chế biến lâm sản. Định Quán có nhiều đồi núi và khu vực rừng phòng hộ, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái như chôm chôm, bưởi, mãng cầu, sầu riêng, nhãn,… Huyện cũng có các diện tích trồng cây công nghiệp như cao su, điều, cà phê.
Ngoài ra, huyện Định Quán cũng có một số ngành công nghiệp như sản xuất gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện Định Quán còn khá chậm phát triển so với các huyện khác trong tỉnh Đồng Nai. Huyện cũng đang tập trung vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư và phát triển du lịch sinh thái nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
4. Điều kiện tự nhiên của huyện Định Quán (Đồng Nai):
Đặc điểm địa hình:
Định Quán là một huyện có địa hình vùng núi, chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các đồng bằng thoải lượn sóng, hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình 180m so với mặt nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam và dốc về sông Đồng Nai và La Ngà, với độ dốc trung bình là 2,5m và khoảng 57% diện tích có độ dốc từ 0-8⁰.
Khí hậu – thủy văn:
Khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình trong năm 23-29⁰C.
Độ ẩm trong vùng khá cao, trung bình từ 72% đến 95%.
Có hai hướng gió thổi theo mùa. Vào mùa khô, gió Đông Bắc mang không khí khô và nóng, mùa mưa gió Tây Nam, không khí ẩm và nóng.
Chế độ mưa trên khu vực:
Lượng mưa bình quân trên địa bàn huyện là 2400mm, có khuynh hướng giảm từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Lượng mưa phân bố theo hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó tháng 8,9 và 10 có lượng mưa lớn nhất trong năm và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt trong huyện khá dồi dào từ mạng lưới sông ngòi phong phú với mật độ 30km/km², nhất là có hai con sông lớn của miền Đông Nam bộ chảy qua địa bàn huyện là sông Đồng Nai và sông La Ngà.
Sông Đồng Nai với lưu lượng bình nhiều năm tại Tà Lài 298,63m³/s và tại Phú Điền 117,26 m³/s của sông La Ngà là nguồn nước mặt cung cấp nước tưới, sinh hoạt và công nghiệp cho toàn huyện, đồng thời bổ sung cho nguồn nước ngầm của huyện.
Dòng chảy mặt trên địa bàn huyện xếp loại trung bình của nước ta, được phân chia thành hai mùa rõ rệt với mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa 1-2 tháng và mùa kiệt trùng với mùa khô.
Nguồn nước ngầm:
Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Tây Nam và Bắc. Nguồn nước ngầm khu vực này có chất lượng tốt, mạch nước nông và dễ khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Riêng khu vực các xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định rất khan hiếm.
Đất đai:
Tài nguyên đất có bốn nhóm đất chính, bao gồm:
Nhóm đất đá bọt núi lửa: 504ha, chiếm 0,5%, phân bố tập trung ở khu vực miền núi lửa thuộc xã Phú Tân, Phú Lợi, Gia Canh, Phú Vinh.
Nhóm Đất Đỏ: 13.050 ha, chiếm 13,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và phần phía Bắc xã Thanh Sơn. Đây là loại đất thích hợp cho cây lâu năm như: cao su, cà phê, điều, cây ăn quả,…
Nhóm Đất Đen: 22.707 ha, chiếm 23,4% điện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung dọc hai bên sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và Thanh Sơn.Nhóm Đất Xám: chiếm diện tích nhiều nhất, 44% điện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung chủ yếu ở xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định, thị trấn Định Quán, Suối Nho, Gia Canh. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa, trồng rau màu và các cây lâu năm chịu hạn như xoài, nhãn, điều,…
5. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Định Quán (Đồng Nai):
Ngày 31/12/2021 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 5371/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, huyện Định Quán.
Theo quy hoạch sử dụng đất huyện Định Quán đến năm 2030, huyện sẽ định hướng sử dụng đất theo 05 tiểu vùng là Vùng phát triển đô thị dọc quốc lộ 20, Vùng cảnh quan sinh thái ven hồ Trị An, Vùng sản xuất nông nghiệp, Vùng lâm nghiệp phía Đông và Vùng nông nghiệp phía Bắc.
Huyện Định Quán có tổng diện tích đất tự nhiên gần 97.288 hecta. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020, có một số diện tích đất chuyển đổi chưa đạt so với chỉ tiêu được duyệt như đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp, vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ,… Đến cuối năm 2020, Huyện Định Quán còn 1.781 ha đất nông nghiệp chưa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Định Quán đến năm 2030, sẽ giảm 4.486 hecta đất nông nghiệp để chuyển sang đất công nghiệp, thương mại dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, đất ở.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Định Quán.
Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Định Quán đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
THAM KHẢO THÊM: