Đầm Hà là vùng đất cổ, có vị trí chiến lược quan trọng, địa bàn hiểm yếu nên nhiều Triều đại phong kiến đã chọn nơi đây để lập trại, xây thành, đắp luỹ, gây dựng địa bàn, tuyển mộ quân sỹ luyện tập chống giặc phương Bắc xâm lược. Mời bạn đọc tìm hiểu về huyện Đầm Hà qua bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đầm Hà (Quảng Ninh):
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Quảng Lợi vào xã Quảng Tân. Huyện Đầm Hà có 1 thị trấn và 8 xã như hiện nay.
2. Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã phường ?
Huyện Đầm Hà có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Đầm Hà (huyện lị) và 8 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) |
1 | Thị trấn Đầm Hà |
2 | Xã Quảng Lâm |
3 | Xã Quảng An |
4 | Xã Tân Bình |
5 | Xã Dực Yên |
6 | Xã Quảng Tân |
7 | Xã Đầm Hà |
8 | Xã Tân Lập |
9 | Xã Đại Bình |
3. Tổng quan về huyện Đầm Hà (Quảng Ninh):
3.1. Vị trí địa lí và dân cư:
Huyện Đầm Hà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý:
- Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Hải Hà;
- Phía Tây giáp huyện Tiên Yên và huyện Bình Liêu;
- Phía Nam giáp vùng biển thuộc huyện Vân Đồn.
Huyện Đầm Hà có diện tích 414,36 km², dân số năm 2019 là 47.060 người, mật độ dân số đạt 114 người/km². Về dân cư, Đầm Hà là huyện đa dân tộc. Dân số hiện nay là 43.000 người. Người Kinh chiếm đa số, phần lớn tập trung ở các xã vùng thấp. Các xã vùng cao là nơi nhiều dân tộc, đông nhất là người Dao.
3.2. Phân bố địa hình:
Vùng đồi núi chủ yếu tập trung ở phía Bắc của huyện, núi Say Voòng Mố Lẻng cao 1.025m (xã Quảng Lâm), đồi núi đan xen nhau tạo thành những lòng chảo, độ cao thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi ở Đầm Hà có tầng đất đỏ dày, màu mỡ thích hợp trồng các loại cây công nghiệp như quế, thông, chè, keo, cây ăn quả và sản xuất vật liệu xây dựng.
Vùng đồng bằng trung du chủ yếu tập trung ở phía Đông và Nam của huyện, là vùng chuyên canh nông nghiệp trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây cũng là nơi tập trung đông dân cư, làng xã trù phú và hình thành thị trấn Đầm Hà -Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện.
Vùng ven biển đan xen với các cửa sông, cửa lạch, hàng năm được bồi đắp lượng phù sa màu mỡ, rất thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản. Vùng biển Đầm Hà rộng, được các hòn đảo phân thành hai tuyến, tuyến trong tạo thành vùng vịnh, tuyến ngoài trải rộng hòa nhập với Biển Đông. Biển Đầm Hà có nhiều hải sản quý như tôm, mực, cua, sò huyết, sá sùng, cá song, cá ngừ, hồng, thu, chim, nhụ,… với trữ lượng lớn, mở ra triển vọng phát triển cho ngành ngư nghiệp trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện.
3.3. Hệ thống sông ngòi và giao thông:
Đầm Hà có hệ thống các con sông chảy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam như sông Đầm Hà, Đồng Lốc, sông Cái Đá Bàn,… trong đó lớn nhất là sông Đầm Hà dài 25 km bắt nguồn từ nhiều dòng suối trên các triền núi phía Bắc đổ về. Sông suối ở Đầm Hà ngắn, nhỏ, hẹp, độ dốc cao, nhiều thác ghềnh nên rất thuận lợi trong việc cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, sinh hoạt và phát triển thuỷ điện nhỏ, góp phần phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào vùng sâu, vùng xa của huyện.
Đầm Hà có hệ thống đường bộ, đường thuỷ toả đi các nơi. Đường thuỷ có các cảng, bến bãi ngày càng được mở rộng như Cảng Đầm Buôn, Phúc Tiến rất thuận lợi cho các tàu nhỏ và vừa qua lại giao thương buôn bán. Đường bộ có Quốc lộ 18 nối liền giữa thành phố Hạ Long và cửa khẩu Quốc tế Móng Cái cùng với đường liên huyện, đường liên xã, liên thôn tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa các vùng trong huyện.
3.4. Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản ở Đầm Hà chủ yếu là đất đỏ, đất sét, có trữ lượng lớn, độ dẻo cao, thích hợp cho việc sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sành sứ. Ngoài ra ở Đầm Hà còn có một lượng than non, đá chịu lửa, cát trắng,… phục vụ cho ngành công nghiệp địa phương.
Với sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khoáng sản rừng, biển, đồng bằng,… tạo ra cho Đầm Hà có khả năng phát triển kinh tế khá toàn diện với cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
4. Lịch sử hình thành huyện Đầm Hà (Quảng Ninh):
Từ xa xưa Đầm Hà thuộc phần đất của Nhà nước Lạc Việt. Thời Hùng Vương thuộc bộ Ninh Hải, nước Văn Lang. Đến thời phong kiến độc lập tự chủ Đầm Hà thuộc lộ Hải Đông.Tuy nhiên do sự phát triển hạn chế của các phương tiện giao thông đương thời nên Đầm Hà vẫn được xem là vùng đất xa còn ít được khai thác.
Dưới thời nhà Nguyễn, Đầm Hà là một Tổng, thuộc phủ Hải Đông, sau này phủ Hải Đông đổi tên thành Hải Ninh. Đến năm 1891 (Tân Mão, Thành Thái thứ 3), Phủ toàn quyền Pháp ra nghị định tách phủ Hải Ninh khỏi tỉnh Quảng Yên, lập khu quân sự Móng Cái – là một trong bốn đạo quan binh lớn ở Bắc Kỳ, thời kỳ này Đầm Hà thuộc khu quân sự Móng Cái.
Ngày 10-12-1906 (Bính Ngọ, Thành Thái năm thứ 18), Phủ toàn quyền Pháp ra nghị định tách phủ Móng Cái thành 3 Châu: Móng Cái, Hà Cối và Tiên Yên, Đầm Hà là một Tổng thuộc Châu Hà Cối, tỉnh Hải Ninh. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà xoá bỏ cấp Tổng, mở rộng cấp xã, Tổng Đầm Hà được nâng cấp thành huyện Đầm Hà. Thời kỳ này huyện Đầm Hà gồm các xã Thanh Y, Nà Pá, Đầm Hà, Mộc Bài, Đầm Hà Động, Tân Bình, Đại Bình, Dực Yên và Thị trấn Đầm Hà, sau đó một thời gian để phù hợp với địa bàn hành chính, hình thành thêm xã Tân Lập từ một phần đất của xã Đầm Hà và xã Đại Bình.
Ngày 25/7/1950 Liên khu
Ngày 30/10/1963 Quốc Hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa II kỳ họp thứ 7 phê chuẩn hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, tỉnh lỵ là thị xã Hòn Gai, huyện Đầm Hà là một trong 11 huyện trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 4/6/1969, để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giải phóng đất nước Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 85 – CP hợp nhất huyện Đầm Hà và huyện Hà Cối thành huyện Quảng Hà để đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giải phóng miền Nam.
Ngày 16/1/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 17-CP đổi tên một số xã thuộc huyện Quảng Hà. Xã Mộc Bài đổi tên thành xã Quảng Tân, xã Nà Pá đổi tên thành xã Quảng An, xã Thanh Y đổi tên thành xã Quảng Lâm, xã Đầm Hà Động đổi tên thành xã Quảng Lợi.
Ngày 10/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 63-HĐBT giải thể xã Tân Lập để sáp nhập vào xã Đầm Hà và xã Đại Bình huyện Quảng Hà; giải thể thị trấn Đầm Hà, sáp nhập vào xã Đầm Hà.
Ngày 25/5/1991, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ra Quyết định số 284- BTCCBCP tách 100 ha đất tự nhiên và 3.528 nhân khẩu của xã Đầm Hà, huyện Quảng Hà để tái lập thị trấn Đầm Hà.
Ngày 29/8/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2001/NĐ-CP chia huyện Quảng Hà thành 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà. Huyện Đầm Hà được tái lập với 9 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đầm Hà và 8 xã (Quảng Tân, Đầm Hà, Quảng Lợi, Quảng An, Quảng Lâm, Dực Yên, Tân Bình, Đại Bình).
Năm 2006, Chính phủ ra Nghị định số 58/2006/NĐ-CP thành lập thêm xã Tân Lập thuộc huyện Đầm Hà. Huyện Đầm Hà có 10 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 09 xã: Quảng Tân, Dực Yên, Quảng Lợi, Đại Bình, Quảng Lâm, Quảng An, Tân Bình, Tân Lập, Đầm Hà và thị trấn Đầm Hà.
THAM KHẢO THÊM: