Cần Giuộc là một huyện thuộc tỉnh Long An, nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Địa danh này được biết đến nhiều qua bài văn tế bất hủ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu. Xin mời bạn đọc cùng có thời gian theo dõi bài viết sau Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cần Giuộc (Long An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Cần Giuộc (Long An):
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 836/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Long An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
-
Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Tân Kim; một phần diện tích, dân số của các xã Trường Bình, Mỹ Lộc vào thị trấn Cần Giuộc.
-
Sáp nhập phần diện tích và dân số còn lại của xã Trường Bình vào xã Mỹ Lộc.
Huyện Cần Giuộc có 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay.
Các đơn vị hành chính không còn tồn tại:
-
Xã Tân Kim
-
Xã Trường Bình
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Cần Giuộc (Long An)?
Huyện Cần Giuộc có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cần Giuộc (huyện lỵ) và 14 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Cần Giuộc (huyện lỵ) |
2 | Xã Đông Thạnh |
3 | Xã Long An |
4 | Xã Long Hậu |
5 | Xã Long Phụng |
6 | Xã Long Thượng |
7 | Xã Mỹ Lộc |
8 | Xã Phước Hậu |
9 | Xã Phước Lại |
10 | Xã Phước Lâm |
11 | Xã Phước Lý |
12 | Xã Phước Vĩnh Đông |
13 | Xã Phước Vĩnh Tây |
14 | Xã Tân Tập |
15 | Xã Thuận Thành |
3. Giới thiệu chung về huyện Cần Giuộc (Long An):
Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua Quốc lộ 50, từ Biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các tỉnh phía Nam.
Vị trí địa lý:
Huyện Cần Giuộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An, có địa giới hành chính:
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
-
Phía Đông Bắc tiếp giáp với huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Soài Rạp
-
Phía Tây Bắc tiếp giáp với huyện Bến Lức
-
Phía Nam và phía Tây Nam tiếp giáp với huyện Cần Đước
Diện tích, dân số:
Huyện Cần Giuộc có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 215,10 km² và dân số khoảng 214.914 người (2019), mật độ dân số đạt khoảng 999 người/km².
4. Điều kiện tự nhiên của huyện Cần Giuộc (Long An):
Đặc điểm khí hậu:
Huyện Cần Giuộc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của đại dương nên độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Nhiệt độ không khí hàng năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm là 26,9⁰C. Nhiệt độ trung bình mùa khô là 26,5⁰C và mùa mưa là 27,3⁰C. Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 (29⁰C), tháng mát nhất là tháng 12 và tháng 1 (24,7⁰C). Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt 40⁰C và thấp nhất 14⁰C. Nắng hầu như quanh năm với tổng số giờ nắng trên dưới 2.700 giờ/năm.
Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt:
-
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với tổng số lượng mưa chiếm từ 95 – 97% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa bình quân 1.200 – 1.400 mm/năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10.
-
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa mùa này chỉ chiếm từ 3 – 5% tổng lượng mưa cả năm.
Ẩm độ không khí trung bình trong năm 82,8%, trong mùa khô độ ẩm tương đối thấp: 78%. Lượng bốc hơi trung bình 1.204,5 mm/năm.
Chế độ gió theo 2 hướng chính: mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam.
Địa hình và tài nguyên đất:
Địa hình Cần Giuộc mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2 m so với mặt nước biển), nghiêng đều, lượn sóng nhẹ và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam.
Sông Rạch Cát (còn gọi sông Cần Giuộc) dài 32 km, chảy qua Cần giuộc theo hướng Bắc – Nam, đổ ra sông Soài Rạp, chia Cần Giuộc ra làm 2 vùng với đặc điểm tự nhiên, kinh tế khác biệt: Vùng thượng gồm Thị trấn Cần Giuộc và các xã là Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Long Thượng, Phước Lý. Vùng hạ có 7 xã là Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu.
Vùng thượng có cao độ so với mặt biển 0,8 – 1,2 m, địa hình tương đối cao ráo. Hiện nay, hầu hết diện tích đã được ngăn mặn nhờ hệ thống công trình thủy lợi đê Trường Long, đê Phước Định Yên và cống – đập Trị Yên, cống – đập Mồng Gà.
Vùng hạ có cao độ so với mặt nước biển 0,5 – 0,8 m, có mật độ sông rạch tự nhiên dày đặc. Một số khu vực thấp cục bộ là lòng sông cổ chưa được phù sa bồi lắng lấp đầy, cao độ chỉ 0,2 – 0,4 m.
Công trình thủy lợi cống, đập Ông Hiếu với tuyến đê dài 11,85 km phục vụ ngăn mặn trữ ngọt cho trên 2.000 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm. Còn lại hầu hết diện tích vùng hạ thích hợp cho sản xuất lúa 1 vụ và nuôi thủy sản.
-
Đất Cần Giuộc thành tạo bởi phù sa trẻ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, tạo nên đồng bằng gần cửa sông với các đặc trưng sau:
-
Đất mặn, phèn chiếm 48,34% diện tích tự nhiên với 10.103 ha, có thành phần cơ giới năng (tỉ lệ sét vật lý cao 50 – 60%) và nồng độ độc tố cao (SO4-,Cl-, Al+++, Fe++,…), ít thích hợp cho sản xuất cây trồng cạn, nhưng lại là nơi trồng lúa thơm và lúa đặc sản (Tài nguyên, Nàng thơm, Hương lài – khaodawk Maili,…) cho chất lượng cao và nuôi thủy sản nước mặn – lợ (tôm sú, cá nước lợ, cua lột,…) có hiệu quả.
-
Đất phù sa 4.132 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Vùng thượng là loại đất tốt nhất, có thành phần cơ giới thịt trung bình, do khai thác lâu đời nên hàm lượng N, P, K tổng số từ trung bình đến nghèo, độ pHKCL 5,5 – 6,2. Đặc biệt, có một số nguyên tố vi lượng với nồng độ khá cao (Bore, Cobal, Kẽm, Molipden). Đây là vùng đất thích hợp cho trồng rau và lúa đặc sản chất lượng cao, do tính chất đất tạo nên lợi thế cho sản phẩm hàng hóa có hương vị đặc biệt.
Tài nguyên nước và chế độ thủy văn:
Tài nguyên nước mặt của Cần Giuộc khá dồi dào với sông Cần giuộc, Cầu Tràm, Mông Gà, Kinh Hàn, Soài Rạp và hơn 180 kinh rạch lớn nhỏ khác. Tuy nhiên, do gần biển Đông, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên nguồn nước các sông đều bị nhiễm mặn (độ mặn các sông chính Vùng hạ từ 7 – 15% vào mùa khô), ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước dùng cho sản xuất và đời sống dân cư, song lại thích hợp cho nuôi thủy sản nước lợ.
Từ sau ngày giải phóng đến nay, Nhà nước và nhân dân Cần Giuộc đã có nhiều nỗ lực xây dựng các công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt như Đập Ông Hiếu, Mồng Gà, Trị Yên, hàng trăm km kinh nội đồng, nhiều cống đầu mối, đã đáp ứng một phần nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nguồn nước ngầm phân bố không đều trên địa bàn huyện Cần Giuộc. Ở các xã Vùng thượng, nguồn nước ngầm có trữ lượng khá, các giếng khoan ở độ sâu 100 – 120 m, chất lượng nước có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, ở các xã Vùng hạ trữ lượng nước ngầm từ ít đến rất ít, tầng nước xuất hiện ở độ sâu 200 – 300 m, chất lượng kém, hàm lượng Fe++, muối cao nên việc khai thác nước ngầm phục vụ đời sống và sản xuất phải qua các khâu xử lý rất tốn kém.
Hiện trên địa bàn Cần Giuộc có trên 1.200 giếng nước ngầm, hiện tượng khai thác quá mức có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước (đã có hiện tượng khai thác quá mức, gây tụt áp 1 – 2 m vào mùa khô. Nhà nước khuyến cáo dân không nên lạm dụng khai thác nước ngầm cho sản xuất mà cố gắng tận dụng nguồn nước mặt bằng cách nạo vét kinh rạch, vận hành các cống hợp lý để tăng trữ lượng nước ngọt phục vụ nhu cầu trong mùa khô.
Huyện Cần Giuộc có vị trí gần biển Đông, lại ở ngay cửa sông lớn (sông Soài Rạp) nên sông rạch ở Cần Giuộc chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển Đông với biên độ triều lớn. Biên độ triều trong năm biến thiên trong khoảng 3,95 m. Đỉnh triều trong năm cao nhất vào tháng 3, 4 (Hmax – 170 cm), mặt nước triều thấp nhất vào tháng 8, 9 (Hmin – 284 cm). So với cao trình mặt đất bình quân 0,5 – 1,2 m, chế độ triều như vậy rất thích hợp cho việc đào ao đầm nuôi thủy sản, việc cấp nước và tiêu nước hoàn toàn tự chảy theo triều.
Tuy nhiên, nếu triều cường kết hợp với mưa cường độ cao, nhất là khi có lũ đầu nguồn, nhiều nguy cơ phá vỡ đê đập ngăn mặn hoặc đê bao nuôi thủy sản. Trên thực tế, hàng trăm huyện đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tu bổ hệ thống đê, đập ngăn mặn và cũng có vài năm dân Vùng hạ bị thiệt hại hàng trăm hecta nuôi thủy sản do mực nước triều vượt đê.
5. Quy hoạch huyện Cần Giuộc (Long An) tầm nhìn đến 2030:
Trong định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn trên bản đồ quy hoạch huyện Cần Giuộc, huyện được quy hoạch như sau:
Đến năm 2030, có 01 đô thị loại III (đô thị Cần Giuộc), 02 đô thị loại IV (đô thị Long Đức Đông và đô thị Đông Hòa). Vùng phát triển đô thị – CN tập trung gồm 5 khu vực:
-
Khu 1- Khu đô thị Cần Giuộc
-
Khu 2 – KCN – dân cư chỉnh trang
-
Khu 3 – Khu phát triển đô thị
-
Khu 4 – Khu cảng biển – dịch vụ – logistic
-
Khu 5 – Khu dự trữ phát triển
Hình thái dân cư nông thôn của huyện này chủ yếu là hình thái tuyến – cụm dân cư chuyên lúa, chuyên nuôi trồng thủy sản, gắn kết các hình thái dân cư này với mô hình du lịch cộng đồng.
THAM KHẢO THÊM: