Cẩm Mỹ là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai.Huyện Cẩm Mỹ có địa hình phân dị giữa núi và đồng bằng, địa hình đa dạng, có khá nhiều vùng đồi núi, sông suối và vùng đồng bằng ven sông Đồng Nai. Dưới đây, gửi đến quý Bạn đọc Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cập nhật mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai):
Bản đồ hành chính huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) được thể hiện như sau:
2. Các xã phường thuộc huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai):
Theo Điều 1 Nghị quyết số 1261/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ quốc hội về việc thành lập thị trấn Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 quy định thành lập thị trấn Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai như sau:
- Thành lập thị trấn Long Giao trên cơ sở toàn bộ cả 33,75 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.524 người của xã Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Khi đó, thị trấn Long Giao giáp các xã Bảo Bình, Nhân Nghĩa, Xuân Đường, Xuân Mỹ, Xuân Quế và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Sau khi thành lập thị trấn Long Giao thì:
+ Huyện Cẩm Mỹ có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 xã và 01 thị trấn;
+ Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm có 09 huyện và 02 thành phố; 170 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 121 xã, 40 phường và 09 thị trấn.
Như vậy, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 01 thị trấn, cụ thể như sau:
STT | Các xã phường thuộc huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) |
1 | Thị trấn Long Giao |
2 | Xã Bào Bình |
3 | Xã Lâm San |
4 | Xã Nhân Nghĩa |
5 | Xã Sông Nhạn |
6 | Xã Sông Ray |
7 | Xã Thừa Đức |
8 | Xã Xuân Bảo |
9 | Xã Xuân Đông |
10 | Xã Xuân Đường |
11 | Xã Xuân Mỹ |
12 | Xã Xuân Quế |
13 | Xã Xuân Tây |
3. Điều kiện tự nhiên của huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai):
Cẩm Mỹ là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai. Huyện có diện tích 467,95 km², chiếm 7,99% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện Cẩm Mỹ có địa hình phân dị giữa núi và đồng bằng, địa hình đa dạng, có khá nhiều vùng đồi núi, sông suối và vùng đồng bằng ven sông Đồng Nai. Huyện Cẩm Mỹ cũng nằm ở trong khu vực giao thoa giữa địa hình phức tạp của vùng Đông Nam Bộ.
Huyện Cẩm Mỹ được thành lập theo
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía đông nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp với huyện Xuân Lộc và huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía tây giáp với huyện Long Thành.
- Phía nam giáp với huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía bắc giáp với thành phố Long Khánh và huyện Thống nhất.
Cẩm Mỹ là huyện vùng bán trung du, có địa hình đồi núi nhấp nhô và nhiều suối rạch. Độ cao trung bình của huyện vào khoảng 100 mét so với mặt nước biển. Đất đỏ Bazan ở Cẩm Mỹ rất màu mỡ và thích hợp cho việc phát triển những cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu và các loại cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu …
Về khí hậu, huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Về thổ nhưỡng, huyện Cẩm Mỹ nằm ở trong khu vực núi lửa phun trào cách nay hàng triệu năm. Những phún xuất thạch đã tạo nên vùng đất đỏ bazant phì nhiêu rất thích hợp cho những loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê, điều và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái. Ngoài ra, huyện Cẩm Mỹ còn có loại đất đen thích hợp các loại cây công nghiệp, cây ăn trái.
Hầu hết các sông suối trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ đều nhỏ, ngắn và không sâu, do vậy nguồn nước mặt để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt bị hạn chế. Tuy nhiên các sông suối lại được phân bố rộng, có khả năng cung cấp nước vào mùa khô như sông Ray, suối Cả, suối Râm, suối Thề…Đặc biệt là sông Ray, đoạn chảy qua huyện dài 25km, lưu lượng trung bình 10,6m3/s, dòng sông chính có nước vào quanh năm, còn đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào mùa khô. Nhiều công trình hồ, đập đã được xây dựng nhằm để khai thác sử dụng nguồn nước từ các sông suối nói trên, bao gồm có hồ Suối Vọng, hồ suối Đôi, hồ suối Cả, hồ cầu Mới, hồ suối Rang, hồ Long Giao…Với địa thế tự nhiên và nhiều hồ đập, huyện Cẩm Mỹ có thể quy hoạch những khu du lịch sinh thái, đón khách từ Vũng Tàu về, Long Thành qua.
Ngoài ra, huyện Cẩm Mỹ còn có tài nguyên đá có thể khai thác để làm vật liệu xây dựng, làm bàn ghế đá, đất làm gạch.
4. Tình hình phát triển kinh tế huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai):
Theo báo cáo của UBND huyện Cẩm Mỹ, năm 2024, mục tiêu của huyện về giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản đã ước đạt hơn 6.258 tỷ đồng, tăng từ 5-6% so với năm 2023. Đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng chung của toàn ngành Nông nghiệp của tỉnh.
Năm 2023, huyện Cẩm Mỹ cũng là địa phương có giá trị sản xuất nông nghiệp đạt tăng trưởng cao với mức là hơn 5.959 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2022. Mức tăng trưởng này cao hơn so với mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh là 3,63%. Trong đó, về lĩnh vực chăn nuôi đạt gần 3,5 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 7,2% so với cùng kỳ. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi chiếm hơn 58,4% tổng giá trị ngành Nông nghiệp. Chăn nuôi ở trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, an toàn sinh học.
Giai đoạn 2021-2025, huyện Cẩm Mỹ xác định nhiệm vụ đột phá trong phát triển kinh tế đó là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Toàn tỉnh hiện có 6 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt được chứng nhận hữu cơ với quy mô 12,2ha. Với 2 mô hình và 5,5ha được cấp chứng nhận hữu cơ, huyện Cẩm Mỹ đang được đứng đầu cả tỉnh về mô hình và diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ. Đến nay, huyện đã xây dựng được tới 4 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở tại xã Sông Ray; mô hình sản xuất sầu riêng tại xã Xuân Quế; mô hình sản xuất hồ tiêu tại xã Lâm San và mô hình sản xuất sầu riêng ở tại xã Xuân Bảo. Trong đó, diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ gồm có 2,5ha tiêu tại HTX Nông nghiệp Lâm San và 3,3ha sầu riêng tại xã Xuân Quế.
Lợi thế của huyện Cẩm Mỹ trong đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ còn là thu hút được HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp đầu tư vào theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Huyện cũng đi đầu trong việc thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao khi đến nay đã quy hoạch diện tích tới gần 5,2 nghìn ha phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại những xã Xuân Mỹ, Xuân Đường và thị trấn Long Giao. Thời gian qua, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (TP. HCM) đã thực hiện triển khai mô hình thí điểm trồng lúa hữu cơ tại xã Sông Ray. Doanh nghiệp có nhiều những chính sách hỗ trợ cho nông dân như: hỗ trợ 50% vật tư đầu vào, cử cán bộ hướng dẫn quy trình sản xuất và đảm bảo đầu ra.
Không chỉ thu hút các doanh nghiệp đầu tư, nhiều HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân cũng mạnh dạn thực hiện đầu tư vốn lớn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ông Trần Văn Đức, Tổ trưởng của Tổ hợp tác Sầu riêng Chính Đức, nông dân tại xã Sông Ray chia sẻ, những thành viên trong tổ hợp tác góp vốn đầu tư máy bay không người lái để bón phân, xịt thuốc cho vườn cây ăn trái.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nông dân tiết kiệm được công lao động, giảm được hao hụt lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, tổ hợp tác còn tổ chức làm về dịch vụ phun thuốc cho những nhà vườn tại địa phương có nhu cầu để nhân rộng hiệu quả của mô hình ứng dụng công nghệ cao này.
THAM KHẢO THÊM: