Ba Chẽ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở giữa tỉnh Quảng Ninh, huyện lỵ là thị trấn Ba Chẽ, nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km về phía Bắc và có tỉnh lộ 329, 330 đi qua thị trấn. Để hiểu rõ hơn về thị trấn Ba Chẽ, mời các bạn cùng theo dõi bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) này nhé.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh):
2. Các xã phường thuộc huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh):
Huyện Ba Chẽ có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Ba Chẽ (huyện lị) và 7 xã.
STT | Các xã phường thuộc huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) |
1 | Xã Đáp Thành |
2 | Xã Đồn Đạc |
3 | Xã Lương Mông |
4 | Xã Minh Cầm |
5 | Xã Nam Sơn |
6 | Xã Thanh Lâm |
7 | Xã Thanh Sơn |
8 | Thị trấn Ba Chẽ |
3. Giới thiệu về huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh):
Ba Chẽ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở giữa tỉnh Quảng Ninh, huyện lỵ là thị trấn Ba Chẽ nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km về phía Bắc. Trên địa bàn có tỉnh lộ 329, 330 đi qua.
- Vị trí địa lý
Huyện nằm giữa tỉnh Quảng Ninh, huyện lỵ là thị trấn Ba Chẽ nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km về hướng nam, có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc huyện Ba Chẽ giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Tây huyện Ba Chẽ giáp với huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
+ Phía Đông huyện Ba Chẽ giáp với huyện Tiên Yên.
+ Phía Nam huyện Ba Chẽ giáp với thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả.
- Diện tích và dân số
Tính đến ngày 31 tháng 12 Năm 2024, huyện Ba Chẽ có tổng diện tích đất tự nhiên là 606,5 km². Dân số là 23.207 người, trong đó nữ là 11.294 người, chiếm 48,7% tổng dân số. Toàn huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng, Mông, Dao, Ngái, Xơ Đăng, Sán Chay, Sán Dìu, Thổ, Cơ, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 18,99%, dân tộc Tày chiếm 15,6%, Dao chiếm 45,2%, Sán Chay chiếm 18,33%, còn lại các dân tộc khác chiếm số lượng không đáng kể. Mật độ dân số khoảng 38 người/km².
- Kinh tế:
Kinh tế huyện Ba Chẽ chủ yếu phát triển theo hướng lâm nghiệp (phát triển kinh tế rừng). Địa hình ở một số xã như Lương Mông, Đặt Thành, Thanh Lâm, Thanh Sơn phù hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) có diện tích tự nhiên gần 69.000ha, trong đó, hơn 90% là rừng và đất rừng. Thêm vào đó, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nơi đây phù hợp cho phát triển trồng rừng, đặc biệt là cây gỗ lớn và các loại cây dược liệu như ba kích, trà hoa vàng, nấm lim, các loại sâm,… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng nguyên liệu gỗ, chế biến lâm sản, phát triển kinh tế lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.
Để có bước phát triển đột phá trong kinh tế lâm nghiệp, dược liệu, Ba Chẽ chú trọng phát triển các cây lâm nghiệp có giá trị cao, cây gỗ lớn, tập trung tái tạo rừng lim. Bên cạnh đó, huyện sẽ tạo vùng nguyên liệu gỗ gắn sản xuất với chế biến lâm sản.
Theo đó, huyện Ba Chẽ đề ra mục tiêu trồng trên 940ha rừng gỗ lớn và cây bản địa. Trong đó, diện tích lim, lát, giổi là 420ha, các loài cây bản địa quế, thông, sa mộc là 520ha và 120ha trà hoa vàng, ba kích, cát sâm. Năm 2023, diện tích trồng dược liệu trên địa bàn huyện đã đạt khoảng 300ha với gần 400 loại dược liệu tự nhiên dưới tán rừng. Riêng năm 2022, toàn huyện trồng mới trên 60ha, đạt 83,5% được giao. Cùng với việc tận dụng tối đa tiềm năng phát triển và che phủ rừng, công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bên cạnh đó, huyện đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, đặc biệt là các chủ rừng, những người trực tiếp trồng, chăm sóc và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này.
- Giao thông:
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 04 tuyến đường tỉnh lộ đi qua:
+ Tỉnh lộ 330: Hải Lăng – Ba Chẽ – Lương Mông – Sơn Động (Bắc Giang).
+ Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) – Kỳ Thượng (TP Hạ Long).
+ Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ – Mông Dương (TP Cẩm Phả).
+ Tỉnh lộ 330B: Nam Sơn – Cầu Ba Chẽ.
Tỉnh lộ này phục vụ nhu cầu giao lưu kinh tế – xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Tỉnh lộ 329 được đầu tư tạo thuận lợi cho thị trường tiêu thụ nông sản tại TP Cẩm Phả và TP Hạ Long. Hiện nay, Ba Chẽ có tuyến đường nhựa từ thị trấn Tiên Yên đến ngã ba Hải Lăng, vẫn giữ nguyên hướng tuyến và cần được nâng cấp về kết cấu, bề rộng nền đường.
- Lịch sử:
Năm 1946, chính quyền cách mạng thành lập châu Hải Chi thuộc tỉnh Hải Ninh trên cơ sở tách 6 xã: Thanh Lâm, Đồn Đạc, Nam Sơn, Tam Hỷ, Đồng Rui, Hà Gián thuộc tổng Thành Đạt, châu Cẩm Phả; 3 xã: Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh thuộc tổng Dương Huy, châu Hoành Bồ; 3 xã: Hữu Sản, Lâm Ca, Thái Bình thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và xã Đồng Thắng thuộc châu Tiên Yên. Hải Chi vốn là biệt danh của Trần Ngôn Chi (1919–1946), một cán bộ cộng sản quê ở Hải Phòng, từng hoạt động cách mạng trên địa bàn các tỉnh Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh.
Sau khi thành lập, châu Hải Chi có 13 xã nói trên.
Từ tháng 3 năm 1948, các cấp hành chính phủ, châu, quận được bãi bỏ, châu Hải Chi đổi thành huyện Hải Chi.
Đầu năm 1951, châu Hải Chi hợp nhất với huyện Đình Lập thành huyện Đình Hải. Tuy nhiên đến năm 1954, huyện Đình Hải lại được chia thành hai huyện Đình Lập và Ba Chẽ. Huyện Ba Chẽ có địa giới hành chính tương ứng với phần lớn huyện Hải Chi cũ.
Năm 1963, huyện Ba Chẽ thuộc tỉnh Quảng Ninh (do hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh), bao gồm 6 xã: Đạp Thanh, Đồn Đạc, Lương Mông, Minh Cầm, Nam Sơn và Thanh Lâm.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, thành lập thị trấn Ba Chẽ trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Nam Sơn.
Ngày 6 tháng 3 năm 1984, chia xã Thanh Lâm thành 2 xã: Thanh Lâm và Thanh Sơn.
Huyện Ba Chẽ có 1 thị trấn và 7 xã như hiện nay.
- Những điểm du lịch và các lễ hội ở huyện Ba Chẽ:
+ Thác Khe Lạnh:
Ba Chẽ có nhiều thác nước đẹp, đậm nét hoang sơ như Thác Khe Lạnh, Thác Khe Lùng, Thác Tài Lọ, Thác dài Lang Cang,… Những thác nước ở đây mang đậm vẻ đẹp hoang sơ. Du khách đi tham quan thác không nên đi 1 mình, phải sử dụng giày, dép có khả năng bám và chống trơn trượt. Trong mọi trường hợp, không được nhảy từ trên cao xuống vụng nước.
+ Đình làng Dạ:
Đình Làng Dạ thuộc xã Thanh Lâm. Đình xây dựng vào cuối thế kỷ 19, thờ thành hoàng làng. Trải qua chiến tranh, đình nhiều lần bị tàn phá chỉ còn là phế tích. Đình được khởi công khôi phục vào năm 2009, để bày tỏ lòng biết ơn đối với các thế hệ cách mạng. Lễ hội Đình Làng Dạ diễn ra vào ngày 09-10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
+ Di tích Miếu Ông – Miếu Bà:
Di tích Miếu Ông – Miếu Bà nằm ở hai bờ sông Ba Chẽ, thuộc xã Nam Sơn. Miếu Ông nằm bên phải bờ sông, thờ các vị vua Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và phối thờ thành hoàng làng “thần tam trĩ”. Miếu Bà nằm bên trái bờ sông, trên núi Cái Tăn, là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn tức bà chúa rừng xanh. Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà được tổ chức vào ngày Mồng 1 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Điểm độc đáo của lễ hội là tục rước nước từ sông Ba Chẽ về Miếu Ông để làm lê mộc dục (lễ tắm tượng). Năm 2020, di tích Miếu Ông – Miếu Bà được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.+ Di tích Lò Sứ Cổ:
Di tích Lò Sứ Cổ nằm trên một khu đồi thấp bên bờ sông Ba Chẽ, thuộc thôn Làng Mới, xã Nam Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 15km. Lò Sứ Cổ được xây dựng từ thế kỷ 19 theo kiểu lò rồng, bao gồm đầy đủ hệ thống chế tác đồ sứ như khu chế biến nguyên liệu, dãy bể ngâm nguyên liệu, sân tập kết,…
+ Đình Đông Chức:
Đình Đông Chức thuộc thôn Đồng Chức, xã Lương Mông. Đình thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão và các tiền nhân đã có công lập nên xã Lương Mông ngày nay. Lễ hội Đình Đông Chức diễn ra vào tháng Giêng và tháng 12 âm lịch hàng năm.
THAM KHẢO THÊM: