Thị trường chứng khoán vừa qua đã chứng kiến một số vụ bê bối của những ông chủ lớn đầu cơ trục lợi bằng cách là mua, bán trái phép “chui” cổ phiếu mà không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy bán chui cổ phiếu là gì? Mức xử phạt mua bán trái phép cổ phiếu?
Mục lục bài viết
1. Bán chui cổ phiếu là gì?
Mua bán chui cổ phiếu là một thuật ngữ được các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng khi nói đến hiện tượng các chủ doanh nghiệp hoặc những người có liên quan khác đến doanh nghiệp (người nội bộ của doanh nghiệp, bố mẹ đẻ, vợ, chồng, con…) thực hiện hành vi mua, bán cổ phiếu mà không thực hiện đăng ký giao dịch trước theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có quy định về công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, theo đó người nội bộ của công ty đại chúng, của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, của quỹ đại chúng (người nội bộ) và những người có liên quan của những đối tượng này (người có liên quan) phải thực hiện công bố thông tin, thực hiện báo cáo trước và sau khi thực hiện các giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đối với đăng ký giao dịch, đối với chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết), cho công ty đại chúng, cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi mà giá trị giao dịch dự kiến trong ngày dao động từ 50 triệu đồng trở lên hoặc là giá trị giao dịch dự kiến trong mỗi tháng từ 200 triệu đồng trở lên được tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, đối với trái phiếu chuyển đổi, đối với chứng chỉ quỹ) hoặc là theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc là giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, đối với quyền mua trái phiếu chuyển đổi, đối với quyền mua chứng chỉ quỹ), kể cả là trường hợp chuyển nhượng không thông qua các hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, cụ thể như sau:
– Trước ngày dự kiến về thực hiện giao dịch tối thiểu là 03 ngày làm việc, người nội bộ và những người có liên quan phải thực hiện công bố thông tin về vấn đề dự kiến giao dịch;
– Thời hạn để thực hiện giao dịch không được phép quá 30 ngày, kể từ ngày thực hiện đăng ký thực hiện giao dịch. Người nội bộ và những người có liên quan sẽ phải thực hiện theo thời gian, theo khối lượng, theo giá trị do chính Sở giao dịch chứng khoán đã thực hiện công bố thông tin và chỉ được phép thực hiện giao dịch đầu tiên vào chính ngày giao dịch liền sau ngày mà có thông tin công bố từ chính Sở giao dịch chứng khoán;
– Trường hợp mà thực hiện giao dịch mua ở trong các đợt phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc là giao dịch chào mua công khai;
– Những người nội bộ và những người có liên quan sẽ không được đồng thời đăng ký, đồng thời giao dịch mua và bán cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua các trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua về chứng chỉ quỹ hoặc là chứng quyền có bảo đảm ở trong cùng một đợt đăng ký, đợt giao dịch và sẽ chỉ được đăng ký, được thực hiện giao dịch tiếp theo khi mà đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó; ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà hoàn tất các giao dịch hoặc là kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, những người nội bộ và những người có liên quan sẽ phải thực hiện công bố những thông tin về kết quả giao dịch đồng thời phải thực hiện giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc là không thực hiện hết về khối lượng đăng ký (nếu có);
– Người nội bộ và những người có liên quan là các đối tượng phải thực hiện báo cáo, thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo, thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định tại Điều 31 Thông tư này thì chỉ cần phải thực các hiện nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng đối với những người nội bộ và những người có liên quan.
Theo quy định trên thì người nội bộ phải thực hiện công bố thông tin, thực hiện báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với Sở Giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đối với đăng ký giao dịch, đối với chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết) trước và sau khi thực hiện các giao dịch. Trong trường hợp giá trị giao dịch mà dự kiến trong ngày là từ 50 triệu đồng trở lên hoặc là giá trị giao dịch dự kiến ở trong từng tháng mà có mệnh giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc là giá trị chuyển nhượng nếu như là quyền mua cổ phiếu, hay quyền mua trái phiếu chuyển đổi… kể cả là không thực hiện chuyển nhượng thông qua các hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán.
Tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán quy định về Công bố thông tin về giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thì tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện các giao dịch, các cổ đông sáng lập mà nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo các quy định pháp luật về doanh nghiệp thì phải thực hiện gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đối với đăng ký giao dịch), cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, cho công ty đại chúng và cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về vấn đề thực hiện giao dịch.
Tại Khoản 7 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC cũng có quy định là trong thời hạn là 03 ngày làm việc sau khi mà nhận được các báo cáo có liên quan đến giao dịch chứng khoán của những người nội bộ và những người có liên quan theo các quy định tại Điều này thì công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán sẽ phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty.
2. Mức xử phạt mua bán trái phép cổ phiếu:
Tại Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP, theo đó, cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu sẽ bị xử phạt như sau:
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế đối với cá nhân và 6% đến 10% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế đối với tổ chức.
3. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán trái phép cổ phiếu:
Bước 1: Người có thẩm quyền lập
Những người sau đây có thẩm quyền lập
– Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Các công chức thuộc ngành tài chính mà đang thi hành nhiệm vụ, công vụ;
– Các công chức, viên chức, người có thẩm quyền mà đang thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng văn bản quy phạm pháp luật hoặc là văn bản hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Bước 2: Người có thẩm quyền xử phạt ra
– Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Người có hành vi vi phạm sau khi đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính tiến hành thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong quyết định xử phạt đã nhận.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
– Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP.