Bản chất của hợp đồng vận tải đa phương thức. Nguyên tắc áp dụng pháp luât trong hoạt động vận chuyển là gì?
Bản chất của hợp đồng vận tải đa phương thức. Nguyên tắc áp dụng pháp luât trong hoạt động vận chuyển là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Bản chất pháp lý của hợp đồng vận chuyển đa phương thức và nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hoạt động vận chuyển là gì ạ? Mong luật sư giải đáp giúp em ạ!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật thì không có loại hợp đồng vận chuyển đa phương thức như bạn đề cập mà chỉ có hợp đồng vận tải đa phương thức. Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức quy định:
"Hợp đồng vận tải đa phương thức”là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng."
Nguyên tắc áp dụng trong hợp đồng vận chuyển đa phương thức nội địa được áp dụng quy định về kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa như sau:
– Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;
+ Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.
– Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải.
Nguyên tắc áp dụng trong hợp đồng vận chuyển đa phương thức điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
– Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
– Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
– Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
– Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
– Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.