Cổ phần hóa là gì? Một số quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước? Bản chất và lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?
Ngày nay, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã trở nên quen thuộc. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra sự thúc đẩy lớn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa còn có những bất cập, hạn chế. Chính vì vậy, Nhà nước cần phát triển và thay đổi những chính sách, văn bản pháp luật quy định cụ thể về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về bản chất và lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Luật sư
1. Cổ phần hóa là gì?
Trên thực tế, ta có thể hiểu cổ phần hóa là việc các doanh nghiệp từ một chủ thành các doanh nghiệp nhiều chủ và doanh nghiệp sẽ chuyển sang tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho nhiều người dưới hình thức bán cổ phần cho những chủ thể đó.
Những người này khi được nhận cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty cổ phần đó. Như vậy, qua đó ta nhận thấy, cổ phần hóa có thể áp dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp một chủ nào, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước đều có thể cổ phần hóa.
Qua đó, ta nhận thấy, bản chất của cổ phần hóa chính là phương thức để các cá nhân chủ doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, hay cũng có thể hiểu cơ bản là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác.
2. Một số quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
2.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
Theo quy định của pháp luật và trên thực tế, ta nhận thấy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được định nghĩa là hành vi mua và bán của các chủ doanh nghiệp trong đó Nhà nước sẽ thu tiền đối với việc bán cổ phần của doanh nghiệp và các cổ đông sẽ được chuyển quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ hoặc một phần đối với hoạt động kinh doanh cũng như hưởng các lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, ta có thể hiểu như sau, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) sang thành hình thức công ty cổ phần, chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện với nhằm mục đích để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính bởi vì vậy mà Nhà nước ta đã quyết định sẽ không bán các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần.
Tài sản của doanh nghiệp sẽ được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ hay công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu.
Tùy từng loại hình doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít và từ 0% tới 100%.
2.2. Chức năng của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có những chức năng sau đây:
– Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và mang đến những lợi ích to lớn đối với nền kinh tế của đất nước.
– Tùy vào từng tính chất loại hình doanh nghiệp mà sẽ tiến hành bán tỷ lệ cổ phiếu cho công nhân viên chức làm tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài quốc doanh.
– Thực hiện các hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thích hợp với tổ chức và lĩnh vực sản xuất góp phần để các doanh nghiệp thu hút thêm các nguồn vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
– Sau khi tiến hành Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì hoạt động cổ phần hóa đã giúp Nhà nước tháo gỡ khó khăn trong ngân sách Nhà nước và góp phần xây dựng thị trường vốn lành mạnh phong phú. Việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia vững vàng là một yêu cầu cực kỳ cần thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế không chỉ cần được phân bổ hợp lý, có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà tài sản Nhà nước cũng cần được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa.
– Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn là giải pháp giúp Chính phủ và Nhà nước ta thực hiện được những đòi hỏi thực tiễn. Tài sản doanh nghiệp Nhà nước nhờ cổ phần hóa thu hồi sẽ được phân bố cho những dự án quốc gia giàu tính khả thi hoặc đầu tư vào những ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
2.3. Hạn chế của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
Ngoài những chức năng cụ thể được nêu trên thì việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng có những hạn chế cơ bản của nó. Để tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải:
– Với lãnh đạo doanh nghiệp: việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước khiến cho các chủ doanh nghiệp khi đã quen với việc được ưu đãi về quyền lợi và địa vị cá nhân khó có thể thích ứng được với công việc tự làm ăn khi chuyển sang hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp.
Ngoài ra còn tồn tại một vấn đề đó là các lãnh đạo doanh nghiệp sở hữu một số vốn lớn sẽ chiếm lĩnh được một lượng cổ phần lớn và chu trình này có thể lặp lại.
– Đánh giá đúng doanh nghiệp Nhà nước: trên thực tế, hiện nay không phải doanh nghiệp Nhà nước nào cũng đều làm ăn thua lỗ. Do vậy cần thực hiện việc đánh giá đúng doanh nghiệp để xem doanh nghiệp đó có cần phải cổ phần hóa hay không. Có như vậy thì mới có thể giúp cho công việc cổ phần hóa doanh nghiệp thực sự có hiệu quả.
– Với nhân viên công ty: việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước vừa là cơ hội và đồng thời là thách thức đối với nhân viên của doanh nghiệp cổ phần hóa. Bởi số vốn đầu tư ít ỏi khiến cơ hội của họ để làm chủ tài chính của mình không quá nhiều bởi tiềm ẩn rủi ro công việc này là khá lớn.
– Công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một việc có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích để thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nhà nước. Do đó Nhà nước ta cần có sự thay đổi để phù hợp với xu thế trên thị trường hiện nay khi các doanh nghiệp Nhà nước muốn cổ phần hóa cần phải đối diện và vượt qua thì mới có thể đem lại thành công trong công việc kinh doanh của mình.
3. Bản chất và lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
3.1. Bản chất của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
Theo các quy định của pháp luật từ trước đến nay thì khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được hiểu thống nhất là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần và doanh nghiệp phải được chuyển hình thức hoạt động từ loại hình doanh nghiệp nhà nước sang loại hình Công ty cổ phần.
Trong quá trình cổ phần hóa, tài sản của doanh nghiệp nhà nước sẽ được bán lại cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm các chủ thể sau: các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, giữ lại 1 tỉ lệ cổ phần cho nhà nước trong chính doanh nghiệp cổ phần đó. Như vậy thì hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ nhà nước duy nhất sang hình thức hỗn hợp, cũng chính bởi vậy mà dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương thức hoạt động công ty. Doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần, điều lệ và thể thức hoạt động theo Luật Công ty.
Qua việc cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước sẽ trở thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu từ đó tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, giúp huy động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, làm tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp. Thực tiễn cũng đã khẳng định cổ phần hóa đã trở thành giải pháp quan trọng, hữu hiệu và chủ yếu để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong đời sống.
3.2. Lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
– Về lợi ích của Nhà nước:
+ Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của công ty, như vậy có thể làm giảm chi phí quản lý đồng thời tạo được khả năng quản lý tốt và có hiệu quả cao hơn cho nhà nước
+ Cổ phần hóa tạo ra được khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, linh hoạt.
+ Tăng hiệu quả của các doanh nghiệp ở cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân do tính cạnh tranh cao, thúc đẩy cả hai bên đều phải cải tiến năng lực.
+ Cổ phần hóa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo dựng được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư của nhân dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
+ Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán vì khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, chúng sẽ phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.
– Về lợi ích của doanh nghiệp:
+ Thu hút nhanh chóng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào nền kinh tế bằng việc phát hành chứng khoán.
+ Nhanh chóng cấu trúc lại các doanh nghiệp về sản xuất, tổ chức… Nâng cao năng suất, chất lượng và vị thế của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế
Từ sự phân tích trên có thể thấy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Có thực hiện tốt quá trình cổ phần hóa thì mới nhanh chóng thúc đẩy việc cải cách, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước.