Bản án hình sự theo pháp luật một số nước trên thế giới? Bản án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc, Pháp, Liên bang Nga?
Mục lục bài viết
1. Bản án hình sự theo pháp luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa:
Luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua ngày 01 tháng 7 năm 1979 và được sửa đổi theo Quyết định sửa đổi Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 17 tháng 3 năm 1996 và ngày 14 tháng 3 năm 2012 (sau đây gọi là Luật Tố tụng hình sự Trung Quốc). Luật Tố tụng hình sự Trung Quốc cũng có cấu trúc tương tự như luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Luật tố tụng hình sự Trung Quốc có quy định về bản án của Tòa án tại Điều 195. Như vậy bản án không được quy định rõ nội dung chính của bản án mà chỉ nêu các quyết định của Tòa án để giải quyết vụ án hình sự.
2. Bản án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Pháp:
Ngày 31/12/1957, Nghị viện Pháp thông qua Luật số 57-1426 ban hành Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Pháp và có hiệu lực thi hành vào năm 1958. Bộ luật này đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần tại Luật ngày 04/01, Luật ngày 10/8 và Luật 24/8/1993, Luật ngày 02/02/1995. Bộ luật có 803 điều chia làm năm quyển. Trong Bộ luật, tại Quyển thứ hai quy định cụ thể về tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan xét xử hình sự và các thủ tục xét xử hình sự xét xử trọng tội tại Tòa đại hình, xét xử khinh tội tại Tòa tiểu hình và xét xử vi cảnh tại Tòa vi cảnh.
Tại Thiên I của Bộ luật quy định về xét xử trọng tội của Tòa đại hình. Thành phần Tòa đại hình bao gồm các Thẩm phán xét xử chuyên nghiệp và đoàn Bồi thẩm. Thẩm phán và đoàn bồi thẩm nghị án, sau đó bỏ phiếu bằng văn bản và các lần bỏ phiếu liên tiếp và riêng biệt, trước tiên là đối với tội phạm chính, các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, mỗi tình tiết tăng nặng và từng nhân tố cấu thành lý do miễn hoặc giảm hình phạt. Chủ tọa phiên tòa cho dẫn giải bị cáo ra trước tòa, đọc các câu trả lời của thẩm phán và bồi thẩm, tuyên án phạt hoặc tuyên bố bị cáo được miễn hình phạt hoặc được trắng án. Chủ tọa phiên tòa đọc các điều luật được áp dụng; việc này phải được ghi vào bản án.
3. Bản án hình sự theo pháp luật Liên bang Nga:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2001 của Liên bang Nga có hiệu lực ngày 01/7/2002 thay thế cho Bộ luật tố tụng hình sự năm 1960 thời Xô viết. Bộ luật tố tụng hình sự gồm 5 chương 18 phần và 473 điều. Theo đó, Tòa án không phải cơ quan truy tố hình sự, không thuộc bên buộc tội hoặc bên gỡ tội. Tòa án tạo điều kiện cần thiết để các bên thực hiện nghĩa vụ tố tụng của mình và thực hiện các quyền được giao cho họ. Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định “. Toà án tiến hành ra bản án. Bản án được viết bằng ngôn ngữ được sử dụng khi tiến hành xét xử và gồm có phần mở đầu, phần nhận định và phần quyết định” (Điều 303 ). Nội dung bản án đã được Bộ luật quy định rất cụ thể và chi tiết, trên cơ sở tính bình đẳng và công bằng, bảo vệ các quyền cá nhân và trao quyền cho các bồi thẩm viên là những công dân bình thường có quyền quyết định việc có tội hay vô tội trong những vụ án hình sự nghiêm trọng.
4. Nhận xét và so sánh:
Như vậy, qua các Bộ luật tố tụng hình sự các nước trên có thể thấy các nước đã quy định rõ trình tự thủ tục phiên tòa xét xử vụ án hình sự cũng như nội dung bản án hình sự. Đối với Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, khi xét xử, Bồi thẩm đoàn là người đưa ra nhận định, quyết định “questions of fact” – các vấn đề về sự thật, sự việc, tình tiết (bị cáo có thực hiện hành vi như quan điểm của bên buộc tội không), còn Thẩm phán là người đưa ra nhận định, quyết định “questions of law – các vấn đề về pháp lý (áp dụng luật nào, điều khoản nào để định tội danh, quyết định hình phạt). Trên cơ sở nhận định, quyết định của Bồi thẩm đoàn thì Thẩm phán mới có thể đưa ra các nhận định, quyết định áp dụng pháp luật của mình.
Còn đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán và chiếm đa số trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm. Hội thẩm nhân dân ở Việt Nam là một chức danh tư pháp, đại diện cho nhân dân trong hoạt động tố tụng. Theo đó, hội thẩm nhân dân do hội đồng nhân dân địa phương bầu ra theo nhiệm kỳ để tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật. Hội thẩm cùng với thẩm phán trực tiếp xét xử, đưa ra các phán quyết của tòa án theo nguyên tắc bình đẳng, quyết định theo đa số. Hội thẩm nhân dân còn là người thường xuyên gắn bó với nhân dân, tham gia giám sát hoạt động tư pháp, góp phần tuyên truyền pháp luật và là nhịp cầu nối giữa Tòa án và người dân.
Việc nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức
Việc hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về sự tham gia của nhân dân vào công tác xét xử của Tòa án, góp phần giảm áp lực cho Thẩm phán; bảo đảm cho Tòa án thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Tạo cơ chế, chính sách để huy động sự tham gia rộng rãi của đông đảo tầng lớp nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, gia tăng niềm tin của người dân và xã hội đối với công tác Tòa án, hướng tới xây dựng nền tư pháp thân thiện, gần gũi với nhân dân.
Bên cạnh tiếp thu những truyền thống tố đẹp của cha ông để lại, với việc hội nhập quốc tế thì việc xét xử của Tòa án cũng tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm của hệ thống tư pháp trên thế giới.
Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai thực hiện chiến lược phát triển án lệ theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án “Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”. Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết phòng tránh rủi ro…
Tiếp thu kinh nghiệm tranh tụng tại phiên tòa của hệ thống tư pháp thế giới. Nguyên tắc tranh tụng thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, bình đẳng trong tố tụng hình sự, đặc biệt là trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Tranh tụng tạo điều kiện tối đa cho các bên tham gia tố tụng sử dụng các phương pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Nguyên tắc tranh tụng để cao vai trò của Luật sư, của cá nhân và đề cao các quyền cơ bản của con người. Thẩm phán chỉ đóng vai trò trọng tài khách quan và công minh, ra phán quyết trên cơ sở chứng cứ mà các bên chứng minh tại phiên tòa.
Bên cạnh đó, đưa vào sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án thể hiện sự minh bạch, công khai trong các hoạt động tố tụng của Toà án; Việc xây dựng Tòa án điện tử là xu thế tất yếu trong thời đại số hiện nay để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bắt kịp với nền tư pháp văn minh của thế giới. Việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của Toà án nói chung và công khai bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nói riêng là chủ trương lớn của Đảng được xác định tại
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/03/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc đăng tải các bản án, quyết định lên Cổng Thông tin điện tử của Tòa án; tổ chức Hội nghị trực tuyến về tập huấn viết các bản án của Tòa án nhân dân, xây dựng và khai trương Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án…