Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường xuyên bắt gặp cụm từ “bản án, quyết định của Tòa án”. Để có thể hiểu rõ hơn về bản án và có sự phân biệt rõ ràng khái niệm này với khái niệm quyết định, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin bài viết với nội dung của Bản án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Bản án dân sự là gì?
Bản án là văn bản tố tụng của
Theo định nghĩa bản án nêu trên, thì có thể hiểu bản án dân sự là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án dân sự cụ thể và được tôn trọng tuân thủ bởi các chủ thể có liên quan.
Bản án không phải là sản phẩm của cá nhân mà là của nhà nước, là một văn bản tố tụng pháp lý, trong đó thể hiện vai trò của Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, là “trọng tài” phân xử tính “đúng, sai” giữa các bên trong vụ án. Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng có và quan trọng nhất của Tòa án. Chỉ Tòa án mới có thẩm quyền ban hành bản án theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng.
Bản án dân sự trong tiếng Anh được hiểu là Civil Judgment.
Một số từ vựng tiếng Anh liên quan đến bản án sơ thẩm:
- Tòa án (tiếng Anh là court/law court/court of law)
- Tòa án tối cao (tiếng Anh là high court of justice)
Tòa án nhân dân (tiếng Anh là The People’s Tribunal)- Hội đồng xét xử (tiếng Anh là
- Hội đồng nhân dân (tiếng Anh là People’s Council)
- Tòa sơ thẩm (tiếng Anh là Magistrates’ court/Lower court/Court of inferior jurisdiction/Court of First Instance)
- Tòa phúc thẩm (tiếng Anh là Court of Appeal/Appellate Court)
- Hầu tòa (tiếng Anh là to appear in court)
- Tiến hành xét xử (tiếng Anh là conduct a case)
- Thi hành án (tiếng Anh là judgment execution)
- Đội thi hành án (tiếng Anh là Department of Law Enforcement)
- Cáo trạng (tiếng Anh là indictment)
- Đối chất (tiếng Anh là cross-examination)
- Lời khai (tiếng Anh là deposition)
- Thẩm tra (tiếng Anh là examine)
2. Đặc điểm của bản án dân sự:
Thứ nhất: Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng và quan trọng nhất thể hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ban hành văn bản này theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng.
Thứ hai: Bản án là văn bản chính thức của Nhà nước trong quan hệ với cá nhân, cơ quan và tổ chức.
Thứ ba: Bản án là một trong các văn bản tố tụng tư pháp với hình thức và bố cục được lập theo mẫu thống nhất theo quy định của các luật tố tụng và nghị quyết của Hội đồng Thẩm pháp
Thứ tư: Bản án một mặt vừa phải thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lí, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
Thứ năm: Bản án của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật có giá trị thi hành, quyết định được tuyến trong bản án có tính chất mệnh lệnh của Nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải quân theo.
*) Hiện nay có nhiều cách phân loại bản án được áp dụng như sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào hiệu lực pháp luật.
– Bản án đã có hiệu lực pháp luật bao gồm: bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; bản án của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhân và cho thi hành tại Việt Nam. Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
– Bản án chưa có hiệu lực pháp luật gồm: bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm.
Thứ hai: Căn cứ vào cấp xét xử thì có hai cấp là xét xử sơ thẩm (ra bản án sơ thẩm) và xét xử phúc thẩm (ra bản án phúc thẩm).
– Bản án sơ thẩm: là bản án của Tòa án xét xử sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án sở thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và chỉ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
– Bản án phúc thẩm: là bản án của Tòa án xét xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ được xét xử phúc thẩm. Bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật ngay (chung thẩm); không được kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, bất kì bản án nào- dù đã có hiệu lực pháp luật, mà sau đó phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mời thì sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tài thẩm.
Thứ ba: Căn cứ vào lĩnh vực pháp luật.
– Bản án hình sự: là bản án xét xử trong vụ án hình sự.
– Bản án dân sự: là bản án xét xử trong vụ việc dân sự.
– Bản án hành chính: là bản án xét xử trong vụ án hành chính.
3. Bản án là loại văn bản gì?
Bản án là văn bản tố tụng pháp lý của Nhà nước- đây chính là tính chất điển hình của bản án để phân biệt với các loại văn bản khác của Nhà nước như văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính,… hay các văn bản khác của cá nhân, tổ chức khác như báo chí, các tác phẩm văn học nghệ thuật,…
Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng quan trọng nhất của Tòa án
Soạn thảo bản án là công việc thường xuyên của Thẩm phán; bản án là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án.
Vì vậy, chất lượng bản án phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh và kỹ năng nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử.
Để bảo đảm chất lượng của bản án, trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, TANDTC đã có một số văn bản hướng dẫn việc soạn thảo bản án và mẫu các bản án.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm về bản án hoặc xác định tính chất, đặc điểm của bản án để từ đó đặt ra các yêu cầu đối với với việc soạn thảo bản án, trong đó có yêu cầu về văn phong bản án.
Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản mà chia thành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản tố tụng tư pháp.
Các văn bản tố tụng tư pháp do Cơ quan điều tra, VKSND,
Vì vậy, yêu cầu đối với bản án là đảm bảo về mặt hình thức, bố cục, nội dung và văn phong; mỗi bản án có đặc thù riêng do phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng loại vụ việc.
Thực tế cho thấy, do không nắm vững các yêu cầu về văn phong bản án nên vẫn còn những bản án có sai sót về sử dụng từ ngữ, đặt câu không đúng ngữ pháp, lập luận không chặt chẽ, lôgic… ảnh hưởng đến chất lượng của bản án nói riêng và uy tín của Thẩm phán cũng như Tòa án nói chung.
Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm về bản án để từ đó xác định tính chất và đặc điểm của bản án. Khi nghiên cứu về hình thức, nội dung và giá trị pháp lý của bản án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, ông Lê Văn Minh, Thẩm phán TANDTC đưa ra khái niệm: “Bản án là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án cụ thể và phải được thi hành nghiêm chỉnh khi có hiệu lực theo quy định của pháp luật”.
Bản án phải có tính khoa học, đúng quy định của pháp luật tố tụng
Là một văn bản chính thức của nhà nước nên bản án phải có tính khoa học, phải được viết ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng, dễ hiểu, trang trọng, lịch sự về mặt văn phong; đúng mẫu và quy định của pháp luật tố tụng về thể thức cũng như bố cục trình bày.
Bản án phải lập luận chặt chẽ, logic về nội dung trên cơ sở có đủ lượng thông tin thực tế, thông tin quy phạm và những thông tin đó phải được xử lý bảo đảm chính xác.
Mặt khác, là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết của Tòa án – Cơ quan thực hiện quyền tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam trong quan hệ tố tụng tư pháp với cá nhân, cơ quan, tổ chức nên bản án phải có tính phổ thông đại chúng.
Theo đó, ngôn ngữ sử dụng trong bản án phải bằng tiếng Việt theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt và phải được viết rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ dân trí nói chung để mọi đối tượng có liên quan đến việc thi hành bản án đều có thể nắm được nội dung bản án đầy đủ.
Mặc dù bản án phải bảo đảm tối đa tính phổ cập nhưng phải toát lên tính nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của bản án; tuyệt đối không sử dụng ngôn ngữ hoặc văn nói trong bản án.
4. Những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự:
Những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự là bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại (gọi chung là bản án, quyết định).
Những bản án, quyết định được thi hành theo theo thủ tục thi hành án dân sự bao gồm 02 loại:
– Thứ nhất, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, gồm:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án;
d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;
e) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
g) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
– Thứ hai, những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;
b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Kết luận: Là một văn bản tố tụng pháp lý, trong đó thể hiện vai trò của Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, là “trọng tài” phân xử tính “đúng, sai” giữa các bên trong vụ án nên bản án của Tòa án phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, không thiên vị; phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.