Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Tiếng Việt

Bài văn tả cái trống trường em chọn lọc đạt điểm cao 9, 10

  • 20/03/202520/03/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    20/03/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Tiếng trống trường luôn gắn liền với bao kỷ niệm thời học sinh, rất đỗi quen thuộc mà còn gắn liền với bao kỉ niệm đáng nhớ tuổi học trò. Sau đây, là một vài bài văn tả cái trống trường đã được chọn lọc hay và ý nghĩa nhất. Xin mời bạn đọc tham khảo các bài mẫu dưới đây:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Lập dàn ý tả cái trống trường em:
      • 2 2. Bài văn tả cái trống trường em chọn lọc đạt điểm cao 9, 10:
      • 3 3. Bài văn tả cái trống trường em ngắn gọn nhất:
      • 4 4. Bài văn tả cái trống trường em ý nghĩa nhất:
      • 5 5. Bài văn tả cái trống trường em hay nhất:

      1. Lập dàn ý tả cái trống trường em:

      Dưới đây là dàn ý tả cái trống trường của em:

      1. Mở bài

      – Giới thiệu chung về cái trống trường, vị trí của cái trống trong trường (ví dụ: ở sân trường, gần văn phòng, trên bục lễ, …).

      – Lý do em chọn tả cái trống này (có thể là vì nó gắn bó với nhiều kỷ niệm, hay là một phần quan trọng trong các hoạt động của trường).

      2. Thân bài

      a. Hình dáng và kích thước

      – Mô tả kích thước của cái trống (lớn hay nhỏ, đường kính và chiều cao nếu có thể).

      – Hình dạng cụ thể (hình tròn, có chân đế, …).

      b. Màu sắc và chất liệu

      – Màu sắc của cái trống (màu truyền thống như đỏ, vàng, hay màu khác).

      – Chất liệu cấu tạo (gỗ, kim loại, da, …).

      – Mô tả các chi tiết trang trí (hoa văn, hình ảnh, chữ viết, …).

      – Những đặc điểm nổi bật khác (các phần gắn thêm, đồ trang trí xung quanh, …).

      c. Âm thanh và công dụng

      – Mô tả âm thanh khi cái trống được gõ (to hay nhỏ, vang vọng hay ngắn gọn).

      – Công dụng chính của cái trống (dùng trong các nghi lễ, đánh giờ, tập hợp học sinh, …).

      d. Tình cảm và kỷ niệm

      – Những kỷ niệm gắn liền với cái trống (các sự kiện quan trọng, lễ hội, các hoạt động vui nhộn).

      – Cảm xúc của em đối với cái trống (nó có ý nghĩa đặc biệt gì đối với em hay không).

      3. Kết bài

      – Nêu cảm nghĩ của em về cái trống và tầm quan trọng của nó trong trường học.

      2. Bài văn tả cái trống trường em chọn lọc đạt điểm cao 9, 10:

      Chễm chệ ở ngay trước hành lang văn phòng đội của trường em là một chiếc trống trường. Chiếc trống này đã có mặt ở ngôi trường này từ khi trường vừa mới xây dựng cách đây mười năm.

      Chiếc trống có hình dáng như một chiếc chum và căng tròn ở giữa. Phần thân trống lớn gấp ba lần cái bình nước uống ở lớp em. Thân trống được bọc bằng các tấm gỗ mỏng và được sơn màu đỏ rực và trang trí bằng các họa tiết màu vàng. Hai mặt đầu trống được bọc bằng lớp da có độ đàn hồi cao. Để cố định lớp da vào phần thân gỗ, người ta dùng những vòng sắt mỏng được sơn màu đỏ tươi như thân gỗ. Bên trong trống là một không gian rỗng, nhờ đó khi dùng dùi gỗ đánh vào mặt da, âm thanh mới vang vọng như thế.

      Trống được đặt trên một khung chân gỗ chắc chắn, cao đến phần eo của thầy tổng phụ trách. Khung chân có bốn cái chân đứng thẳng và phần khung nửa hình tròn dùng để đỡ trống. Bên trái trống có một móc nhỏ để gác dùi trống khi không sử dụng.

      Chiếc trống trường mỗi ngày đều làm việc chăm chỉ, báo hiệu giờ vào học, giờ ra chơi và giờ tan trường cho chúng em. Chiếc trống này là một phần quan trọng không thể thiếu của ngôi trường cũng như suốt quãng thời gian của đời học sinh.

      3. Bài văn tả cái trống trường em ngắn gọn nhất:

      Là học sinh, chắc hẳn ai cũng quen thuộc với cái trống trường. Em cũng vậy, từ khi học lớp một đến nay, chiếc trống đã trở thành biểu tượng của trường em.

      Chiếc trống cao gần bằng học sinh lớp bốn, đặt trên kệ gỗ và có thân tròn to. Hai mặt trống làm bằng da trâu hoặc bò rất dày và nhẵn bóng màu vàng ngà. Xung quanh mặt trống là thanh gỗ dẹp, sơn đỏ vàng gắn chắc vào thân trống. Thân trống sơn đỏ thắm, phình to ở giữa và được bao quanh bởi vành đai mây bện.

      Mỗi sáng, bác bảo vệ dùng dùi gỗ dài đánh trống. Lúc đầu đánh chậm, sau đó nhanh và mạnh dần tạo ra âm thanh “tùng! tùng! tùng!” Trống chỉ vang lên vào những thời điểm quan trọng: bắt đầu năm học, mỗi tiết học, giờ ra chơi, giờ nghỉ và lúc bế giảng. Khi hè đến và trống báo bế giảng, lòng em xao xuyến.

      Trống trường là bạn đồng hành của học sinh chúng em. Dù sau này đi đâu, tiếng trống vẫn mãi là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời học sinh của em.

      4. Bài văn tả cái trống trường em ý nghĩa nhất:

      Chiếc trống trường ở ngôi trường của em không biết đã có mặt từ bao giờ, chúng em chỉ nghe bác bảo vệ của trường nói từ khi bác làm ở đây thì chiếc trống đã có rồi vẫn yên lặng nằm đó trước hành lang của văn phòng giáo viên.

      Trống cao gần bằng một học sinh lớp bốn. Thân trống khum khum giống như chiếc chum, thân trống to đến nỗi hai ba học sinh tiểu học nối tay nhau mới ôm trọn vòng quanh.

      Hai mặt trống được làm từ lớp da trâu dày, nhẵn bóng và có màu vàng ngà trông cũng đã hơi cũ. Các mặt da này nhìn giống như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Bá cạnh nhà em. Xung quanh mặt trống là những thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng và được đóng đinh tre chắc chắn vào thân trống.

      Thân trống được ghép từ các mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thắm và phần phình to ở giữa được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một đai làm từ hai cây mây bện xoắn lại với nhau to bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa, trống giống như đang đeo một chiếc thắt lưng trông rất dân dã.

      Mỗi khi đến giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để đánh lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm và nhỏ dần dần nhịp tay bác trở nên nhanh hơn, mạnh hơn, dồn dập hơn. Lúc ấy, trống rung lên và phát ra những âm thanh vang vọng khắp tường: Tùng! Tùng! Tùng!

      Trống chỉ vang lên vào những thời điểm quan trọng: lúc bắt đầu năm học, mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ tan trường và lúc bế giảng. Những lúc đi học trễ, nghe tiếng trống dồn dập thúc giục chúng em vội vàng bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài nghe trống báo hết tiết học, chúng em cảm thấy vui mừng vì mình có thể mang bài về nhà suy nghĩ cách giải. Ngược lại, khi đang chơi vui vẻ, tiếng trống báo hết giờ chơi khiến ai nấy đều tiếc nuối. Khi hè đến, nghe tiếng trống báo hiệu kết thúc năm học, lòng chúng em xao xuyến buồn vui lẫn lộn.

      Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Dù mai này chúng em có đi đến bất cứ nơi nào, tiếng trống trường vẫn mãi vang vọng trong ký ức của chúng em.

      5. Bài văn tả cái trống trường em hay nhất:

       “Tùng… tùng… tùng” – âm thanh rộn ràng của tiếng trống vang lên từ đâu đó khiến em nhớ đến hình ảnh quen thuộc của cái trống trường. Chiếc trống được đặt trên một giá gỗ vững chắc bên hành lang của văn phòng nhà trường.

      Chiếc trống trường là một cái trống lớn to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm nổi bật. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng và được căng phẳng. Xung quanh viền mặt trống là một hàng chốt đinh chắc chắn. Thân trống được cấu tạo từ những thanh gỗ mỏng, cong, ghép lại với nhau bằng một lớp keo chắc chắn. Ở ngang lưng trống có hai cái đai bằng mây bện, quấn dầu cẩn thận trông như một chiếc thắt lưng. Cây dùi dài khoảng bốn tấc, có hình tròn và được làm bằng gỗ và được treo bên cạnh trống.

      Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó thúc giục chúng em nhanh chóng đến lớp khi giờ học bắt đầu. Trong giờ chơi, tiếng trống như reo vui, mời gọi chúng em ra sân nô đùa thoải mái và đôi khi là người chỉ huy từng động tác nhịp nhàng trong những giờ thể dục nhịp điệu. Khi giờ tan học đến, tiếng trống ngân vang một giai điệu khác vừa buồn vừa vui chia tay chúng em sau một ngày học tập bận rộn.

      Trong suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Mùa hè đến, chúng em tạm chia tay bác trống yêu quý. Những tháng hè, bác trống nằm im trên giá ngắm nhìn sân trường vắng lặng và những lá phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn học, chúng em chỉ mong hè đến nhưng khi hè đã đến, chỉ nghỉ ngơi vài ba bữa, chúng em lại nhớ tiếng trống quen thuộc và mong chóng được trở lại trường, gặp lại thầy cô bạn bè và bác trống yêu quý.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      THAM KHẢO THÊM:

      • Viết đoạn văn về một người trong trường mà em yêu quý
      • Bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?
      • Mở bài và kết bài Tả cái trống trường em chọn lọc siêu hay

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Xuất hay suất? Sơ xuất hay sơ suất? Xuất quà hay suất quà?
      • Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân
      • Bài văn tả cảnh đẹp ở quê hương em ngắn gọn và hay nhất
      • Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa?
      • Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật? Ví dụ về từ chỉ sự vật?
      • Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy? Phân biệt với từ ghép?
      • Miêu tả là gì? Các loại văn miêu tả thường gặp? Lấy ví dụ?
      • Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em yêu thích hay nhất
      • Quy tắc chính tả phân biệt giữa l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
      • Ngôn ngữ nói là gì? Vai trò và ý nghĩa của ngôn ngữ nói?
      • Từ tượng hình là gì? Tác dụng và lấy ví dụ về từ tượng hình?
      • Từ đồng âm là gì? Phân loại từ đồng âm trong tiếng Việt?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ