Mỗi cán bộ khi tham gia các lớp học về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc để nâng cao hiểu biết và trình độ của mình thì sau mỗi lớp học cần phải làm bài thu hoạch chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.
Mục lục bài viết
1. Phần mở đầu bài thu hoạch chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
Vũ trang toàn dân tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những quan điểm, tư tưởng cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng, là nghệ thuật, đồng thời là quy luật ( vì chống ngoại xâm là chính nghĩa …) giành thắng lợi của dân tộc ta trong bảo vệ thành quả cách mạng, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Học tập chuyên đề này, người học cần nắm vững những vấn đề cơ bản nhất, gồm: tính chất, đặc điểm, nội dung của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, phương châm chỉ đạo, phương thức tiến hành chiến tranh, một số giải pháp chuẩn bị đất nước sẵn sàng tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Phần nội dung bài thu hoạch chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đối tượng tác chiến:
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã dự báo tình hình quốc tế, khu vực và trong nước là: “Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có bước tiến mới”.
Trong tình hình đó, đòi hỏi chúng ta phải nắm vững đối tượng chiến lược của cách mạng và đối tượng tác chiến để khắc phục tư tưởng mơ hồ mất cảnh giác “để có phương án chủ động phòng ngừa, tránh bị động phòng ngừa, tránh bị động đối đầu, cô lập. Kiên quyết không để xảy ra những diễn biến xấu. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không để lâm vào bị động, đảm bảo đủ sức đối phó thắng lợi.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX của Đảng ta đã xác định: Đối tượng trực tiếp của cách mạng nước ta là tất cả những thế lực cản trở, xâm hại đến sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đối tượng tác chiến của quân và dân ta là những lực lượng gây bạo loạn lật đổ, gây xung đột vũ trang và gây chiến tranh xâm lược.
Âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch:
Xuất phát từ bản chất phản động, hiếu chiến, chủ nghĩa đế quốc đang lợi dụng “vấn đề khủng bố” và “chống khủng bố” để thi hành học thuyết “đánh đòn phủ đầu”, nhằm áp đặt các giá trị của chúng đối với các quốc gia, dân tộc. Âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta là mục tiêu nhất quán của của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ và khi điều kiện cho phép, chúng sẽ sẵn sàng tiến hành phát động chiến tranh với việc sử dụng vũ khí công nghệ cao để xâm lược nước ta.
Hiện nay, chúng đang triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Cho nên, chúng ta phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phải tỉnh táo, thận trọng trong xử lý các “điểm nóng” không thể để địch tạo nguyên cớ can thiệp vào công việc nội bộ của ta hoặc tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta.
Nếu địch tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng sẽ triệt để sử dụng ưu thế vũ khí công nghệ hiện đại để đánh phủ đầu, liên tục ngày đêm trong phạm vi cả nước với phương châm đánh nhanh, giải quyết nhanh, nhằm triệt phá tiềm lực kinh tế – quân sự, quốc phòng làm mất khả năng đề kháng của quân và dân ta, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh đánh chiếm những mục tiêu quan trọng.
Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù cũng bộc lộ những mặt yếu cơ bản không thể khắc phục được: Cuộc chiến tranh đó là phi nghĩa, phản cách mạng sẽ bị nhân dân trong nước và trên thể giới phản đối mạnh mẽ, phát sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, khó thực hiện được chiến lược đánh nhanh, giải quyết nhanh, dễ bị sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp. Chúng buộc phải phân tán, đối phó khắp nơi, vấp phải mâu thuẫn khó giải quyết của chiến tranh xâm lược, dẫn đến bị động, lúng túng, tinh thần hoang mang dao động, giảm sút ý chí.
Địa hình, thời tiết nước ta hiểm trở, phức tạp nên vũ khí hiện đại của địch không thể triển khai và phát huy hiệu quả. Mỗi loại vũ khí trang bị đều có nhược điểm của nó và nhất định quân và dân ta cũng sẽ tìm được cách đối phó thắng lợi trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp. Chi phí chiến tranh công nghệ cao rất lớn, bảo đảm vật chất kỹ thuật tốn kém và gặp nhiều khó khăn, nhất là khi chiến tranh kéo dài. Do đó, chúng ta nhất định bị thất bại.
Phương châm chỉ đạo chiến tranh của nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện; đánh địch trên các chiến trường, tập trung sức đánh bại địch trên các hướng (khu vực) trọng điểm; thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian chiến tranh; vừa chiến đấu vừa xây dựng, dựa vào sức mình là chính, ra sức tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi trong chiến tranh.
3. Một số biện pháp chính:
Xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt.
Xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt là cách tốt nhất để bảo vệ đất nước, giữ vững hòa bình, ổn định lâu dài. Do đó:
– Phải thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, không ngừng chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Đây là nền tảng vững chắc để động viên sức mạnh của toàn dân đánh giặc. Đồng thời, phải chủ động đề phòng và kiên quyết đẩy lùi các nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân tin Đảng, tin chính quyền, tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng được “thế trện lòng dân”.
– Phải tăng cường giáo dục quốc phòng làm cho mọi người dân nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mì nhtrong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của địch, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng; có kiến thức nhất định về quốc phòng – an ninh, quân sự.
– Phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh ở tất cả các cấp, các ngành, ở mọi lĩnh vực.
– Xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, phát huy được vai trò và hiệu lực điều hành của chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân.
– Hoàn thành các kế hoạch động viên thời chiến: Kế hoạch đồng viên kinh tế, động viên công nghiệp, động viên lực lượng vũ trang; tăng cường xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng các làng, xã vững mạnh toàn diện, khi chiến tranh xảy ra triển khai thành làng, xã chiến đấu.
– Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đối với từng địa phương cơ sở phải hết sức chú ý xây dựng dân quân tự vệ, xây dựng và quản lý lực lượng dự bị động viên mạnh về mọi mặt, đặc biệt chất lượng về chính trị.
Chuẩn bị đất nước sẵn sàng chống xâm lược.
+ Chuẩn bị về chính trị, tinh thần cho nhân dân.
Việc chuẩn bị về chính trị, tinh thần cho nhân dân cần tập trung vào giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam, làm cho nhân dân thấy rõ tính chất chính nghĩa của ta, tính chất phi nghĩa của địch, các điểm yếu của vũ khí công nghệ cao, nâng cao lòng tin vào khả năng đánh thắng của ta để nhân dân sẵn sàng chịu đựng gian khổ hy sinh, bám trụ kiên cường, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Đồng thời, huấn luyện cho nhân dân làm tốt công tác phòng thủ dân sự để nhân dân tự bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Trong thời bình hiện nay, cần gắn nội dung phòng tránh, sơ tán cho nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể trong diễn tập tác chiến trị an của xã, phường, diễn tập khu vực phòng thủ của huyện, tỉnh.
+ Chuẩn bị về kinh tế:
Chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng chuyển mọi hoạt động về kinh tế của địa phương theo yêu cầu của chiến tranh, duy trì phát triển sản xuất vừa bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân vừa đáp ứng theo yêu cầu cần chiến tranh. Có kế hoạch dự trữ các loại nguyên liệu, nhiêu liệu…
+ Chuẩn bị lực lượng vũ trang:
Phải chuẩn bị toàn diện nhưng đối với địa phương, cơ sở cần tập trung vào chuẩn bị phát triển lực lượng vũ trang (dân quân tự vệ) theo yêu cầu thời chiến, tổ chức quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ động viên quân dự bị bảo đảm đúng, đủ, bí mật, an toàn; chuẩn bị vật chất kỹ thuật bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu.
Kết luận: Qua nghiên cứu bài học cho chúng ta rõ bản chất, âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn luôn nuôi dã tâm chống phá, xâm lược các nước Xã hội Chủ nghĩa, đặc biệt chúng lấy Việt Nam làm tâm điểm để chống phá, cũng qua nghiên cứu về lý luận, nguyên nhân, tính chất, đặc điểm, nội dung và các giải pháp để tiến cuộc chiến tranh nhân nhằm trang bị những kiến thức cơ bản bước đầu cho các đồng chí; trong tương lai nếu địch tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, để bảo vệ Tổ quốc chúng ta vẫn phải tiến hành chiến tranh nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: