Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục giúp cho chất lượng giáo dục được nâng cao và cải thiện, kịp thời giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong nhà trường. Dưới đây là bài tham khảo Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 09.
Mục lục bài viết
1. Lý do chọn đề tài:
Xã hội phát triển ngày nay, phụ huynh càng quan tâm đến chất lượng giáo dục của con em mình, đặc biệt việc lựa chọn cho con theo học ở các ngôi trường phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy, quản lý giáo viên và cơ sở vật chất trong nhà trường.
Xuất phát từ thực tế khách quan và những lý do chủ quan trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường trung học cơ sở ………. … ”. Với mong muốn góp phần vào việc củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp quản lý và sử dụng cở sở vật chất để hoàn thiện nâng cao hiệuquảsựdụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của trường ……………
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a, Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý và sử dụng cở sở vật chất phục vụ cho dạy và học ở trường …………… ….
b, Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu tại trường …………… …, và tập chung chủ yếu vào cácbiệnpháp quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Nghiên cứu những lý luận chung về cơ sở vật chất hiện nay trong nhà trường;
– Nghiên cứu thực trạng cở sở vật chất đang xuống cấp hay hiện đại, thực trạng diễn ra các biện pháp quản lý cơ sở vật chất trường;
– Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện củng cố và nâng cao cơ sở vật chất nhà trường
6. Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng cơ sở vật chất:
6.1. Một số khái niệm:
1, Quản Lý:
– Theo H Koontz (người Mỹ ): Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (Tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.
– Theo PGS – TS Trần Kiểm: Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.
Từ những định nghĩa trên, rõ ràng: “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật ” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi… Chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất ”.
2, Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ.
– Theo PGS – TS Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em.
Những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung thì: Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với qui luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
3, Quản lý nhà trường:
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường.
Quản lý nhà trường cũng gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường, như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trongnhà trường, bao gồm các hoạt động: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – Giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quản lý tài chính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng, v,v,…
4, Quản lý giáo dục trung học cơ sở:
Quản lý trường THCS là những tác động của chủ thể quản lý bên trong nhà trường, bao gồm các hoạt động quản lý đội ngũcán bộ, giáo viên, học sinh, hành chính,quản lý công tác xã hội hoá giáo dục…
5, Cơ sở vật chất – kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường là hệ thống phương tiện vật chất kỹ thuật được sử dụng cho việc giáo dục- Đào tạo của nhà trường (bao gồm các đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh xung quanh nhà trường, gồm: Nhà cửa, sân chơi, bãi tập, SGK, thiết bị dạy học.)
Có thể hiểu: Cơ sở vật chất là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập vào các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục .
Hệ thống cơ sở vật chất bao gồm các công trình, từ các công trình xây dựng như: lớp học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, hệ thống sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học,v,v,… Có thể nói đây là một hệ thống đa dạng và phong phú.
6, Biện pháp quản lý cơ sở vật chất nhà trường:
Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó. Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổng hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý.
Biện pháp quản lý cơ sở vật chất nhà trường là cách thức tiến hành quản lý và sử dụng cơ sở vật chất nhà trường nhằm tác động đến quá trình giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục như mong muốn.
6.2. Vị trí, vai trò cơ sở vật chất trong Giáo dục – Đào tạo:
1, Vị trí cơ sở vật chất trường học .
Quá trình dạy học giáo dục được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ tương tác với nhau. Các thành tố cơ bản của quá trình giáo dục là: Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp – Giáo viên – Học sinh – Cơ sở vật chất .
Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện tốt quá trình dạy học. Cơ sở vật chất được coi là bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình học,v,v… Để đạt được mục tiêu của bậc học thì cơ sở vật chất phục vụ trong trường học có vị trí vai trò cực kì quan trọng.
2, Vai trò của cơ sở vật chất trong giáo dục:
2.1. Cơ sở vật chất và thiét bị dạy học là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học:
– Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục. Muốn đào tạo ra con người có trình độ học vấn cao theo yêu cầu của xã hội, nhà trường phải được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng.
– Cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu của qúa trình sư phạm nó là phương tiện để tác động trực tiếp đến thế giới tâm hồn của học sinh. Thực tế cho thấy nếu nhà trường khang trang, đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò, nhà trường có khung cảnh sạch đẹp,v,v… Sẽ tác động tốt đến tâm hồn của các em học sinh với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp và nó cũng là phương tiện để lĩnh hội kiến thức.
– Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết giúp học sinh nắm được kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực hiện nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, văn nghệ, rèn luyện thân thể đảm bảo tốt phương pháp giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới.
– Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực và có thiết bị dạy học thì mới có thể tổ chức tốt quá trình dạy học.
– Hơn nữa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn được coi là đối tượng nhận thức, đây là sản phẩm khoa học mang tính mục đích sư phạm rất cao trong bản thân nó chứa một khối lượng tri thức to lớn giúp cho học sinh có thể nhận thức tri thức.
Do vậy, trong giáo dục – Đào tạo, cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục. Cơ sở vật chất tốt đẹp, sẽ tạo môi trường giáo dục tốt, góp phần nâng cao chất lượng và tạo điều kiện cho giáo dục phát triển toàn diện. Cơ sở vật chất tốt, ngoài việc giáo dục đạo đức, cung cấp kiến thức văn hoá, còn giáo dục cho các em biết bảo vệ của công, từ đó giáo dục cho các em thêm yêu trường, yêu lớp, kính trọng thầy cô, yêu mến bạn bè, biết yêu thương giúp đỡ nhau.
Trong giai đoạn đổi mới nền giáo dục hiện nay, cơ sở vật chất được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Điều này được thể hiện rõ trong báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII trình bày tại đại hội lần thứ IX của Đảng, có đoạn viết: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường… ”
Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là về cơ sở vật chất đòi hỏi cấp bách và được thực hiện ngay, đó là chỉ thị nghị quyết của Đảng và cũng là đòi hỏi chính đáng của ngành giáo dục Việt Nam. Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đi đến thành công thì không thể cho phếp kéo dài tình trạng, trường lớp nghèo nàn, thiếu trang thiết bị, v,v,…
2.2. CSVC, thiết bị dạy học và việc đảm bảo chất lượng dạy học:
Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Trong quá trình dạy học sự trực quan đóng vai trò cực kì to lớn đối với việc lĩnh hội tri thức. Qua nghiên cứu nhiều nhà khoa học kết luật rằng: Khả năng của giác quan trong học tập là: Nghe: 11%, nhìn: 80% và các giác quan khác: 9%.
Tóm lại:
CSVC và thiết bị dạy học vừa là bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học, chúng vừa là phương tiện để nhận thức vừa là đối tượng chứa đựng nội dung cần nhận thức, chúng cũng là yếu tố để đảm bảo chất lượng dạy học…
3. Tầm quan trọng của CSVC trong việc nâng cao chất lượng giáo dục:
Hiện nay cơ sở vật chất được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục – Đào tạo. Trong báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại đại hội toàn quốc lần thứ IX có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường”. Theo tình thần nghị quyết của Đảng, nhà nước đã và sẽ tăng cường đầu tư cho các trường học, bởi lẽ những yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục – Đào tạo không cho phép kéo dài tình trang trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị dạy học tối thiểu mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp đưa việc dạy và học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để đạt được mục đích đã nêu, ngoài yếu tố khách quan như: (Tăng đầu tư, sự mở cửa, giao lưu về giáo dục, đào tạo…) còn cần đến vai trò nhận thức và hành động quản lý của người cán bộ quản lý nhà trường đối với việc xây dựng, bảo quản, duy trì, bổ xung và sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường.
THAM KHẢO THÊM: