Bài tập tình huống về tội cưỡng đoạt tài sản. Cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự thuộc loại tội phạm gì?
Bài tập tình huống về tội cưỡng đoạt tài sản. Cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự thuộc loại tội phạm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 21-6-2003, H là chủ xe kiêm lái xe ô tô chở khách tuyến Hà Tĩnh – TP. Hồ Chí Minh, trên xe có 2 phụ xe là T và S. Khoảng 5 giờ 30 phút, xe của H chạy đến cầu Già huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thì gặp xe khách do anh K điều khiển cũng chở khách đi thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây anh K thỏa thuận với H sẽ sang toàn bộ 19 khách đi thành phố Hồ Chí Minh ở xe của anh K sang xe của H, giá vé mỗi khách là 400.000đ, H có trách nhiệm trả khách theo đúng lộ trình mà không thu thêm tiền của khách. H đồng ý và đã nhận đủ số tiền mà anh K giao cho. Khi H điều khiển xe chạy đến địa phận tỉnh Quảng Bình thì H bảo T và S thu thêm của số khách đã sang xe mỗi người 200.000đ nữa. Khi T và S đi thu tiền thì bị mọi người phản ứng không nộp, T và S đe dọa nếu không nộp sẽ bị đuổi xuống xe. Hành khách do sợ bị đuổi xuống xe nên phải miễn cưỡng nộp tiền cho T và S. Tổng cộng số tiền là 3.800.000đ được giao cho H giữ. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/2004/ HSST ngày 24-2-2004, Tòa án nhân dân huyện V áp dụng khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự xử phạt H 18 tháng tù, T 15 tháng tù, S 15 tháng tù đều về tội cưỡng đoạt tài sản.
1.Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 Bộ luật hình sự, hãy xác định tội phạm cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện thuộc loại tội phạm gì?
2. Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải là đồng phạm không? Hãy lập luận chứng minh
3. Giả sử H, T và S đều không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS riêng. Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù (cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T và S) có hợp lý không? Giải thích rõ tại sao?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự.
2. Luật sư tư vấn:
1. Phân loại tội phạm
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự:
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Căn cứ theo quy định này và căn cứ vào tình huống( hành vi phạm tội của H,T và S; Tòa sơ thẩm tuyên H 18 tháng tù,, T và S mỗi người 15 tháng tù, đồng thời căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35: “Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”) thì tội cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện là tội phạm nghiêm trọng.
2.Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải là đồng phạm không?
Điều 20 Bộ luật hình sự quy định về đồng phạm như sau:
Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Theo tình huống bạn cung cấp thì H, T và S là đồng phạm. vì H, T và S cùng cố ý thực hiện việc thu thêm tiền của hành khách, ngoài ra còn T và S còn có hành vi đe dọa đuổi khách xuống xe. Do vậy, có thể thấy H, T và S cố ý trong việc chiếm đoạt tài sản của hành khách trên xe. Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự thì H được xác định là người tổ chức, T và S là người thực hành( người trực tiếp thực hiện tội phạm).
3. Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù (cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T và S) có hợp lý không?
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật hình sự như sau:
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Do H, T và S đều không có các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau:
Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt
Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Do đó, theo như tình huống thì, H là chủ xe và ngoài ra còn tiến hành chỉ đạo việc T và S thu tiền, do đó việc Tòa án tuyên H 18 tháng tù( cao hơn so với T và S) là hợp lý.