Với mục đích kiếm thêm thu nhập và nâng cao tay nghề, các bác sĩ bệnh viện công hiện nay có nhu cầu được mở phòng khám ngoài giờ. Vậy bác sĩ bệnh viện công có được phép mở phòng khám ngoài giờ làm việc hay không?
Mục lục bài viết
1. Bác sĩ bệnh viện công có được mở phòng khám ngoài giờ không?
Theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế (sửa đổi tại Nghị định 88/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được quyền đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật của một cơ sở khám chữa bệnh ngoài giờ;
– Người đang hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước thì sẽ không được phép tiến hành thủ tục đăng ký làm người đứng đầu của các bệnh viện tư nhân hoặc người đứng đầu của các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã, ngoại trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động cử những người đó tham gia vào lĩnh vực quản lý và điều hành tại các cơ sở khám chữa bệnh có phần vốn của nhà nước;
– Người hành nghề đã thực hiện thủ tục đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật của một cơ sở khám chữa bệnh, thì theo quy định của pháp luật vẫn sẽ được được đăng ký hành nghề ngoài giờ tại các cơ sở khám chữa bệnh khác;
– Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau, tuy nhiên theo quy định của pháp luật sẽ không được thực hiện hoạt động đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau, đồng thời cần phải đáp ứng điều kiện về tổng thời gian làm việc ngoài giờ sẽ không được vượt quá 200h theo quy định của pháp luật về lao động. Người hành nghề cần phải đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, pháp luật hiện nay không có quy định nghiêm cấm các bác sĩ làm việc tại bệnh viện công mở phòng khám tư nhân ngoài giờ làm việc. Hay nói cách khác, bác sĩ bệnh viện công vẫn sẽ được quyền mở phòng khám ngoài giờ làm việc, hành vi này là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện nay, bác sĩ bệnh viện công vẫn sẽ được phép mở các phòng khám tư nhân như phòng khám răng, phòng khám sản phụ khoa, khám đa khoa, khám nhi …
Tuy nhiên, bác sĩ tại các bệnh viện công sẽ không được phép đứng ra thành lập hoặc quản lý các bệnh viện tư nhân hoạt động theo hình thức doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo như phân tích nêu trên. Trên thực tế, phòng khám tư nhân hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh cá thể sẽ không hoạt động trong giờ hành chính, không làm sao nhãng và ảnh hưởng tới chất lượng công việc của các bác sĩ làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ của các bác sĩ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người bạn trên thực tế, đồng thời đây cũng là một cách nâng cao tay nghề cho các bác sĩ trong quá trình làm việc, cải thiện thu nhập vì tiền lương của các bác sĩ làm việc trong các cơ sở công lập hiện nay vẫn còn thấp. Đây cũng được đánh giá là nhu cầu thiết yếu của các bác sĩ ngoài giờ làm việc.
2. Thủ tục để bác sĩ bệnh viện công có thể mở phòng khám ngoài giờ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017 có quy định về điều kiện để thành lập phòng khám tư nhân. Theo như phân tích nêu trên, các bác sĩ làm việc tại bệnh viện công lập vẫn có quyền mở phòng khám tư nhân ngoài giờ làm việc. Tuy nhiên để có thể thành lập phòng khám tư nhân, cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có giấy phép hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế cung cấp;
– Đáp ứng đầy đủ các quy định, quy chuẩn quốc gia về cơ sở khám chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
– Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật của các cơ sở khám chữa bệnh cần phải có thời gian hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
Để có thể thực hiện thủ tục mở phòng khám tư nhân, cần phải thực hiện theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập phòng khám tư nhân theo quy định của pháp luật. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở y tế nơi đặt địa điểm của phòng khám tư nhân đó. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của phòng khám được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Danh sách và bản sao của các chứng chỉ hành nghề của người thành lập và làm việc tại phòng khám tư nhân, có thực hiện hoạt động công chứng hoặc chứng thực;
– Kê khai cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động phòng khám;
– Danh sách nhân sự của phòng khám, đáp ứng đầy đủ điều kiện về chuyên môn;
– Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với các cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện tư nhân;
– Tài liệu và giấy tờ chứng minh cơ sở khám chữa bệnh đặc ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Sở y tế tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ. Trong trường hợp thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Tiếp nhận kết quả.
3. Các hình thức của phòng khám tư nhân hiện nay:
Căn cứ khoản 3 Điều 11 của Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế (sửa đổi tại Nghị định 88/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
+ Phòng khám nội tổng hợp;
+ Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội;
+ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông;
+ Phòng khám chuyên khoa ngoại;
+ Phòng khám chuyên khoa phụ sản;
+ Phòng khám chuyên khoa nam học;
+ Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;
+ Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;
+ Phòng khám chuyên khoa mắt;
+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
+ Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;
+ Phòng khám chuyên khoa tâm thần;
+ Phòng khám chuyên khoa ung bướu;
+ Phòng khám chuyên khoa da liễu;
+ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền;
+ Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;
+ Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;
+ Phòng khám và điều trị HIV/AIDS;
+ Phòng xét nghiệm;
+ Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-quang;
+ Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
+ Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng;
+ Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;
+ Phòng khám chuyên khoa khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế;
– Nghị định 88/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế.