Bà ngoại chồng là mẹ Việt Nam anh hùng bố đẻ có được giảm án không? Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ.
Bà ngoại chồng là mẹ Việt Nam anh hùng bố đẻ có được giảm án không? Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố em phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 Bộ Luật hình sự. Trong khi đó, em có chồng và bà ngoại chồng em là mẹ Việt Nam anh hùng. Vậy, bố em có được giảm án không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 1999;
2. Luật sư tư vấn:
Vì bạn không trình bày rõ đã có bản án của Tòa án quy định hình phạt áp dụng đối với bố bạn hay chưa nên tùy từng trường hợp sẽ giải quyết như sau:
* Chưa có bản án, quyết định của Toà án
Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Theo bạn trình bày, bố bạn bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 Bộ luật hình sự 1999 và bà ngoại của chồng bạn là mẹ Việt Nam anh hùng. Do đó, bố bạn không có tình tiết giảm nhẹ nào quy định từ điểm a đến điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999. thân nhân người phạm tội không thuộc các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 ĐIều trên nên khi xem xét tình tiết giảm nhẹ Toà án đưa ra một số tình tiết khác trong văn bản hướng dẫn của mình.
Tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 quy định khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác (không được quy định trong khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999) là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo điểm c khoản 5 mục 1 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP, các tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ khác:
– Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
– Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
– Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
– Người bị hại cũng có lỗi;
– Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
– Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
– Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
– Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
Theo quy định trên trường hợp bà ngoại chồng bạn là mẹ Việt Nam anh hùng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác đối với bố bạn. Nghĩa là không thể căn cứ vào tình tiết này để giảm nhẹ hình phạt cho bố bạn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
* Đã có bản án, quyết định của Toà án
Nếu bố bạn đã bị kết án thì các nguyên tắc để giảm mức hình phạt đã tuyên được quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự 1999:
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.
2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân.
Theo quy trên thì thân nhân của người có bản án của Toà án không phải một trong những nguyên tắc giảm nhẹ mức hình phạt đã tuyên.