Viếng Thăm đền Thờ Bà Chúa Hang Miếng là hoạt động văn hóa tâm linh hấp dẫn của tỉnh Sơn La. Dưới đây là bài viết tham khảo về Bà Chúa Hang Miếng là ai? Đền thờ Chúa Hang Miếng ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Bà Chúa Hang Miếng là ai?
Bà Chúa Hang Miếng là nữ liệt sĩ anh hùng người dân tộc Mường bà Đinh Thị Vân.
Theo kể chuyện rằng vào thời gian cuối mùa xuân năm 1431, sau khi đã đập tan giặc Đèo Cát Hãn tại Lai Châu, nhà vua Lê Lợi cùng đoàn quân lính xuôi thuyền dọc theo Sông Đà để trở về Kinh đô, nhưng khi đi đến khúc sông tại khu vực Hang Miếng thì lại gặp trời mưa to, nước sông dâng thành lũ con người không thể xuôi qua được. Biết nhà vua và quân lính gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, một người phụ nữ người Mường đã vận động nhân dân cả vùng quyên cùng nhau đoàn kết quyên góp lương thực và đưa đoàn người chèo thuyền, ghềnh vượt qua thác dữ để đem lương thực đến cứu tế cho đoàn quân.
Sau hàng loạt chuyến vận chuyển lương mã đáo thành công, khi đến chuyến đi cuối cùng thì gặp phải giông bão sóng to nổi ầm ầm, thuyền của bà Đinh Thị Vân chở đầy lương gặp khó khăn nên đã bị đắm tại khúc sông thuộc địa bàn của Hang Miếng, thân xác của bà bị trôi dạt vào khu vực Thác Bờ. Để tỏ tấm lòng tôn kính và ghi tưởng nhớ về công lao to lớn của Bà, người dân địa phương trong vùng đã cùng nhau lập đền thờ bà tại Hang Miếng. Chính vì lẽ ấy dân gian gọi nơi đây là: Đền Chúa Hang Miếng. Ở địa phận Thung Nai, nơi xác bà đã dạt về, người ta cũng lập nên Đền thờ Bà Chúa Thác Bờ với hy vọng cầu mong được Bà Chúa phù hộ, che chở cho những chuyến thuyền xuôi ngược dòng sông Đà.
Khi làm nhà nước quy hoạch xong thuỷ điện tại địa phận sông Đà, hai đền này trở thành điểm du lịch văn hóa lịch sử lý tưởng thu hút hàng ngàn khách ghé thăm.
2. Đền thờ Chúa Hang Miếng ở đâu?
Đền thờ Chúa Hang Miếng nằm bên bờ phải của con sông Đà, tọa lạc tại ngọn núi Đầu Rồng là một dải núi đất nhô ra về phía sông, cụ thể là ở ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Từ đó tạo không gian vô cùng thoáng rộng và thanh mát. Đền thờ Chúa Hang Miếng được xây dựng và thiết lế khang trang với ba gian: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật, cung thờ Thánh và Chúa Thượng Ngàn, kiến trúc theo hình chữ đinh trong tiếng Hán, mái đền được lợp tôn, tạo hình theo kiểu vòm cuốn. Từ sân đền, khách hàng hương khi hướng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy những dãy núi xanh ẩn hiện mờ ảo trong làn sương và những đảo nhỏ lô nhô thấp thoáng giữa sóng nước sông Đà.
Ven sông Đà là nơi người ta tổ chức những chợ phiên tại Hang Miếng được họp vào các ngày mùng 1, mùng 2; ngày 11, ngày 12; ngày 21, ngày 22 hằng tháng. Những ngày họp chợ đông vui, vô cùng nhộn nhịp, kẻ bán, người mua náo nhiệt trên bến dưới thuyền, khung cảnh tấp nập. Với một chiếc máy ảnh trên tay du khách tha hồ có thể hòa mình vào dòng người đang náo động mua bán, hay đi theo những chiếc thuyền hàng đi san sát nhau. Thú vị nhất là bạn có thể gặp bà con người Thái, người Mường đi chợ, trò chuyện và chia sẻ nhiều câu chuyện với họ.
Sự hiện diện của hai ngôi đền thiêng liêng trên là dấu nối văn hoá lịch sử của miền đất, và cũng là điểm dừng chân các bạn nên thử khi đi trải nghiệm hồ thuỷ điện Sơn La và hồ thuỷ điện Hoà Bình. Đó là những giây phút thả mình tĩnh tâm, nhưng cũng là để thưởng ngoạn được cảnh sông non nước trời mây linh thiêng, lung linh huyền ảo giữa chốn sơn thuỷ hữu tình.
Thắp hương đền thờ Chúa hang Miếng với sự nhất tâm trong lòng sẽ khiến những nguyện ước cầu bình an, cầu tự, cầu tài, cầu lộc cũng rất linh ứng. Vì vậy các bạn nên đi trải nghiệm đền thờ này khi đi du lịch khám phá khu vực sông Đà.
3. Đường đi đến Chúa Hang Miếng:
Từ thành phố Hòa Bình du khách có 2 sự lựa chọn để đến đền thờ Chúa hang Miếng (thuộc xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Thứ nhất là đường bộ, khi bạn qua địa phận trung tâm huyện và các xã như Mường Khoa, Tô Múa. Thứ hai là đi bằng đường thủy cụ thể là đi thuyền, chạy ngược theo con dsông Đà theo hướng đi lên thủy điện Sơn La. Tôi khuyên bạn nên chọn cách thứ hai. Đi từ cảng Thung Nai (huyện Cao Phong), qua ngôi đền Chúa Thác Bờ, sau đó lênh đênh trên hồ Hòa Bình tầm khoảng 2 giờ đồng hồ nữa, chúng ta sẽ đến với bản Nà Bái, nơi có ngôi đền Chúa Hang Miếng.
4. Văn khấn Đền thờ Bà Chúa Hang Miếng:
Vầng nhật nguyệt đem ngày soi tỏ
Chúa thác bờ rực rỡ càn khôn
Non xanh ngắt biện long hang khuc
Nước song đà bến ngọc lung linh
Có ai đi lễ mẫu trên hòa bình
Kìa có ai đi lễ mẫu hòa bình
Chợ bờ hang miếng cảnh thác ghềnh cheo leo
Chợ phương lâm sớm chiều đông đúc
Đội ngư phường đôc mộc bán buôn
Chuông chùa văng vẳng sớm hôm
Xa nghe chim cú gọi hồn rừng sâu
Danh chuá thác sơn trang lừng lẫy đất hòa bình
Đã dậy oai linh nửa đêm giờ tý hiện hình
Áo pha màu tuyết bên mình tui giao
Từng vực suối băng đèo hai khúc
Nguyện một bầu tiên dược hồi sinh
Nức danh tiên chúa trên hòa bình
Vì đời đem lại tuổi xuân cho đời
Gieo lúa mạch ngô khoai sắn đỗ cho loài người
Trăm họ tươi vui non tiên cảnh vật xa vời
Thú hữu tình dong chơi các ngả
Bước ngao du khắp cả non cao
Mường bi mường nậm phố xào
Chầm mông yên lịch lại vào kim bôi
Chiếc thuyền rồng chèo bơi bến ngọc
Ngược sông đà dạo khắp suối khe
Hang miếng suối rút chèo về
Ngược xuôi,xuôi ngược chiếc thuyền về động tiên
Khắp mọi miền kêu cầu vọng bái
Ai lỗi lầm chúa đối long vương
Dù ai bệnh trọng không qua
Đến kêu chúa thác chúa thời cứu cho
Chúa cứu cho được tai qua nạn khỏi
Chúa cứu người qua cõi trầm luân
Nước tiên tẩy sạch bệnh trần
Cảnh thác bờ rực rỡ càn khôn
Lô xô đá mọc đầu nguồn
Thiên nhiên khéo tạc cảnh thác nguồn chơi vơi
Cảnh thác bờ là nơi thánh tích
Chúa lập đền thờ thanh lịch xiết bao
Con sông đà nước chảy rì rào
Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng
Cảnh thanh xuân thiều quang sang tỏ
Chúa thác bờ tiên nữ giáng sinh
Dòng họ mường aó trắng đai xanh
Lưng đeo xà tích bên mình giao thoai
Đôi mắt phượng hoa cài châm dắt
Vầng chán xinh nên vẻ mặt them tươi
Môi son nở đóa hoa cười
Thanh tân lịch sự nét ngời thu ba
Mái tóc rườm rà rẽ ngôi cánh phượng
Nét cong cong uốn lượn đường tơ
Chúa xinh xinh vẻ liễu thẫn thờ
Chúa xinh thời cảnh thác bờ thêm xinh
5. Khám phá khu vực Đền Bà Chúa Hang Miếng:
Khi đi đến đền thờ Bà Chúa Hang Miếng du khách thường kết hợp với Tour du lịch sông Đà Sơn La. Đây là hoạt động trải nghiệm thú vị đưa du khách du lịch đến với những công trình thế kỷ, giúp bạn khám phá về thời cổ đại, thời kỳ tiền sử của loài người qua việc xem và nghiên cứu cổ vật, đưa bạn đến với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với núi cao, sông lớn, rừng rậm thường xanh và thác nước, và đưa bạn đến với những con người thật thà và hiếu khách, những nền văn hóa sâu sắc.
Sông Đà dài 280 km, có 32 cửa sông lớn nhỏ. Dòng sông từ lâu đã trở thành con đường giao thương giữa người Sơn La nói riêng và người các dân tộc Tây Bắc nói chung với đồng bào miền xuôi. Dọc tuyến sông Đà đã xuất hiện nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Đền thờ vua Lê Thái Tổ (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu), đền Nàng Han – Linh Sơn Thủy Tú (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La), đền Thác Bờ ( huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)…
Chèo ngược dòng sông Đà, bạn sẽ đến cảng Vạn Yên, Tà Hộc ,Tạ Bú. Chèo thuyền dọc theo chợ Bờ đến Tạ Bú, bạn sẽ đến khu vực nhà máy thủy điện Hòa Bình, nơi tọa lạc nhiều hang động đẹp. Bạn sẽ được khám phá đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số như Thái, Kh’Mú, La Ha, Xinh Mun và Dao. Mỗi nhóm có bản sắc văn hóa và phong tục riêng bên cạnh những đặc điểm chung, chẳng hạn như sự trung thực, hiếu khách và hài hòa. Người dân tộc thường tụ tập trong những ngày chợ trên sông. Nghỉ đêm trong nhà sàn của người dân tộc vùng lòng hồ sông Đà, quý khách sẽ được thưởng thức những đặc sản dân tộc cùng hương vị ngọt ngào của rượu cần, cùng múa hát với người dân tộc, nghe những truyền thuyết, sự tích sông Đà do các cụ già kể lại. Vùng lòng hồ sông Đà là nơi nghỉ ngơi qua đêm rất tốt cho chuyến du lịch Tây Bắc của bạn.
Bạn thử tưởng tượng mỗi sáng thức dậy được nhìn thấy không gian thôn xóm bên hồ nước trong xanh, với khung cảnh đẹp nên thơ, không khí trong lành, sạch sẽ với những làng quê nguyên sơ, đậm đà bản sắc dân tộc, con người thân thiện. Bạn có thể trải nghiệm cuộc sống địa phương, sản xuất, đã mang lại ấn tượng rất tốt.