Áp giải và dẫn giải là một biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Mục lục bài viết
1. Áp giải là gì?
Áp giải là khái niệm trong pháp luật hình sự được quy định cụ thể tại điểm k khoản 2 điều 4
Ngoài ra, áp dụng áp giải trong trường hợp nào được quy định tại khoản 1 điều 127
“Điều 127. Áp giải, dẫn giải
1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.”
Trường hợp khẩn cấp được hiểu rằng đây là những tình huống cần được tiến hành, được giải quyết ngay, không chậm trễ. Đối với pháp luật hình sự thì đó được coi là việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn kịp thời, ngay tức khắc nếu không sẽ để lại những hậu quả, ảnh hưởng tới xã hội. Ví dụ:
– Bắt giữ, kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để đối tượng phạm thêm tội;
– Hạn chế trường hợp việc bị can, bị cáo sẽ gây thêm tội phạm làm khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử;
– Bảo đảm việc thi hành án.
Áp giải trong tiếng Anh được hiểu là Escort.
Áp giải và dẫn giải là một biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Đặc biệt việc quy định có thể dẫn giải người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan, qua đó giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục được khó khăn khi giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác mà người bị hại từ chối giám định sức khỏe nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không cưỡng chế được, làm cho việc xử lý vụ án bị kéo dài hoặc đi vào bế tắc, tránh bỏ lọt tội phạm.
2. Quy định về biện pháp áp giải, dẫn giải trong Bộ luật Tố tụng hình sự:
Hiện nay việc áp giải ở địa phương vẫn dựa trên cơ sở pháp lý quy định tại Điều 8, Điều 9 Quyết định số 1502/2008/ QĐ-BCA của Bộ Công an ngày 10 tháng 9 năm 2008 về ban hành quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Trên cơ sở các văn bản pháp lý nêu trên, có thể xác định một số vấn đề liên quan đến biện pháp áp giải như sau:
Thứ nhất, về đối tượng và điều kiện áp dụng: Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy định rõ ràng đối tượng và điều kiện áp dụng của biện pháp áp giải, cụ thể:
Khoản 1, Điều 127 quy định: “Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội”.
Khoản 3 Điều 182 quy định: “Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải”.
Khoản 1 Điều 290 Bộ luật này cũng quy định: “Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của
Về đối tượng áp dụng: Bộ luật TTHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng của biện pháp áp giải so với Bộ luật TTHS năm 2003. Theo quy định của BLTTHS 2015, đối tượng của biện pháp áp giải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội. Người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong khi đó, Bộ luật TTHS năm 2003 trước đây, chỉ có bị can, bị cáo mới có thể bị áp giải nếu thuộc trường hợp luật định.
Về điều kiện áp dụng: Khi ra quyết định áp giải thì chỉ áp dụng áp giải cho người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị can hoặc bị cáo khi họ có giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Toà án và không có mặt tại địa điểm theo yêu cầu đúng thời gian quy định mà không có lý do bất khả kháng hay trở ngại khách quan cản trở việc có mặt hoặc có biểu hiện bỏ trốn thì sẽ bị áp dụng biện pháp áp giải.
Thứ hai, về thẩm quyền áp dụng: Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp áp giải bao gồm Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải. Việc trao quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải cho những người trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra như Điều tra viên, Kiểm sát viên không chỉ góp phần giải quyết vụ án được nhanh chóng, mà quan trọng hơn, sẽ tăng cường tính độc lập, nâng cao trách nhiệm của những người “trực tiếp” tiến hành tố tụng. Đây cũng là xu hướng lập pháp tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, đó là
Thứ ba, về trình tự, thủ tục áp dụng: Theo trình tự, thủ tục của Bộ luật TTHS năm 2015, biện pháp áp giải khi thực hiện đều phải có Quyết định của chủ thể có thẩm quyền với nội dung cụ thể bao gồm, ngày tháng năm ban hành quyết định, số quyết định, căn cứ áp dụng, nhân thân của đối tượng bị áp dụng biện pháp áp giải (ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú), thời gian, địa điểm áp giải và chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định. Bên cạnh đó, người thi hành quyết định áp giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải. Biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động áp giải, người thực hiện áp giải, đối tượng bị áp giải, người chứng kiến… và phải có chữ ký của những người liên quan đến hoạt động áp giải. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, nếu như một số biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam đòi hỏi trong một số trường hợp phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành thì Bộ luật TTHS năm 2015 lại cho phép các chủ thể có thẩm quyền được phép ra quyết định áp giải, dẫn giải mà không cần có sự phê chuẩn từ Viện kiểm sát.
Thứ tư, một số lưu ý khi tiến hành áp giải: Để đảm bảo cho biện pháp áp giải vừa mang tính cưỡng chế nghiêm khắc, vừa thể hiện tính nhân đạo, mềm mỏng trong các tình huống có thể, khoản 6, Điều 127 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế”. Quy định trên quy định thủ tục tố tụng riêng của áp giải trong một số trường hợp đặc biệt đó là: Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm.
Ban đêm được tính từ 22 giờ tối hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau. Đây là thời điểm nhạy cảm cho các hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là các hoạt động có ảnh hưởng đến thân thể, sức khoẻ, cũng như danh dự, nhân phẩm của người khác dễ dẫn đến sự phản ứng, gây dư luận không tốt, ngay cả biện pháp có tính cưỡng chế cao như biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng quy định “không được bắt người vào ban đêm”, do đó việc Bộ luật TTHS không cho phép thực hiện áp giải vào ban đêm là hoàn toàn đúng đắn, đảm bảo cho biện pháp áp giải được thực hiện đúng nguyên tắc pháp luật, đảm bảo quyền con người được tôn trọng tối đa.
3. Sự khác nhau giữa áp giải và dẫn giải là gì?
Dễ dàng có thể nhận thấy tính chất của hai khái niệm rất khác nhau: Dẫn giải thường ở mức độ nhẹ hơn so với áp giải mặc dù về bản chất đều là hoạt động cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
Áp giải áp dụng khi người được cơ quan có thẩm quyền triệu tập nhưng không tự đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ bỏ trốn, áp dụng ở đây là bị can, bị cáo và người bị kết án. Ví dụ: Một người Bị can được tại ngoại, khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra nhưng không lên trình diện. Nghi ngờ bị can sẽ bỏ trốn, cơ quan điều tra sẽ điều động cán bộ xuống tại nhà để áp giải lên. Một điểm cần lưu ý đó là việc áp giải bị can không được phép thực hiện vào ban đêm.
Còn dẫn giải được áp dụng trong trường hợp: người có lệnh gọi của cơ quan có thẩm quyền nhưng không tự đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Ví dụ: người bị tâm thần được giám định tại viện pháp y, người này đã được mời lên để nhận kết luận giám định và quyết định giám định lại nhưng không có mặt vì vậy cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành lập biên bản dẫn giải. Quyết định dẫn giải được ban hành bởi điều tra viên hoặc viện kiểm sát.
Kết luận: Áp giải và dẫn giải là hai biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và