Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội là gì? Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội Tiếng Anh là gì? Điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội? Thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên? Nguyên tác tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi? Ý nghĩa của quy đinh biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015? Một số bất cập, khó khăn và kiến nghị?
Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội của người chưa thành niên đã và đang là vấn đề thời sự. Xã hội đòi hỏi Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể phải có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng này. Áp dụng các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như thế nào dể vừa đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội, đồng thời bảo đảm yêu cầu, mục đích lấy giáo giục làm trọng tâm đối với đối tượng này là một vấn đề rất lớn cần phải nghiên cứu sâu sắc.
Bộ luật Hình sự dành riêng một chương để trình bày những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, và riêng một điều luật quy định về những trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách đối với người được miễn trách nhiệm hình sự. Vậy áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội là gì? Khi nào cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội ?
1. Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội là gì?
Theo quy định tại Điều 21
Vì vậy có thể hiểu: Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội là một trong số các biện pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với những trường hợp người vi phạm pháp luật hình sự nhưng chưa đủ 18 tuổi xét có đầy đủ điều kiện để áp dụng biện pháp khiển trách.
Căn cứ pháp lý: Điều 93
2. Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội Tiếng Anh là gì?
Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội Tiếng anh là:: “Apply the measure of reprimand against juvenile offenders”.
3. Điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội
– Điều kiện áp dụng
Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng;
+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
– Thẩm quyền áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
– Nghĩa vụ đối với người bị khiển trách:
+ Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
+ Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
+ Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ đối với đối tượng bị khiển trách từ 03 tháng đến 01 năm.
4. Thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên
Về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách được quy định tại Điều 427 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 như sau:
“1. Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
2. Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự đã áp dụng;
e) Thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách.
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ”.
5. Nguyên tác tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 414
– Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
– Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
– Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
– Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
– Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
– Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
– Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
6. Ý nghĩa của quy đinh biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội trong
Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thanh niên mang tải một ý nghĩa về sự giáo dục sâu sắc. Như đã trình bày ở trên, những đối tượng ở độ tuổi chưa thành niên là vùng đối tượng chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và nhân cách. Dưới 18 tuổi là một độ tuổi vô cùng nhạy cảm và cũng hết sức quan trọng để định hình tính cách của một con người. Sự tò mò khám phá thế giới bên ngoài mạnh mẽ vượt quá tầm kiểm soát của nhận thức hành vi khiến cho một bộ phận người chưa thành niên thực hiện những hành vi trái với pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Biện pháp khiển trách nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ.
Áp dụng biện pháp khiển trách người dưới 18 tuổi là một quy định mang tính nhân văn của Nhà nước Cộng học xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách là một quy định mới của pháp luật hình sự, quy định này phù hợp với các Điều ước quốc tế, cũng như thể hiện sự tiến bộ, nhân văn, mang tính giáo dục trong nguyên tắc xử lý TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Thể hiện sự đồng bộ của Pháp luật, bắt nguồn từ nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi
7. Một số bất cập, khó khăn và kiến nghị
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, việc áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên cũng gặp phải một số bất cập cụ thể như:
Thứ nhất, đối với quy định: Khi xét thấy người dưới 18 tuổi phạm tội có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp khiển trách, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
Nếu việc khiển trách chỉ diễn ra trước sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội, thì việc khiển trách này chỉ mang tính hình thức, làm cho bản thân người bị khiển trách khó cảm thấy ăn năn, hối lỗi về hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, nếu chỉ có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội mà không thông báo hoặc không có sự chứng kiến của chính quyền địa phương nơi bị can, bị cáo cư trú, làm việc sẽ không phù hợp với thực tế áp dụng biện pháp khiển trách.
Thứ hai: Đối với nghĩa vụ mà người bị áp dụng biện pháp khiển trách phải thực hiện tại khoản 3 Điều 93 BLHS 2015, đây là vấn đề mà BLHS chưa quy định rõ, cần có một quy định hướng dẫn cụ thể về cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát, giáo dục và đánh giá kết quả chấp hành pháp luật của người bị áp dụng biện pháp khiển trách, nhằm đảm bảo cho người đó có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ.
Cụ thể, trong trường hợp này, BLHS năm 2015 nên quy định giao cho cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị áp dụng biện pháp khiển trách cư trú, làm việc có trách nhiệm giám sát, giáo dục, đánh giá trong thời gian người đó thực hiện biện pháp khiển trách.
Thứ ba: Tại khoản 3 Điều 427 BLTTHS 2015 quy định về việc giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ mà Luật không quy định rằng quyết định phải được giao cho chính quyền địa phương nơi người bị áp dụng biện pháp khiển trách cư trú, làm việc. Bởi lẽ, chính quyền địa phương là nơi theo dõi, giám sát cũng như yêu cầu người đó tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 93 BLHS 2015.