Quy định của pháp luật hình sự về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng? Quy định của pháp luật hành chính về biện pháp đưa vào giáo dục tại trường giáo dưỡng?
Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập nhằm mục đích để giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có những vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với các đối tượng là người chưa thành niên sinh sống tại nơi có các điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo họ như gia đình có người thân vi phạm pháp luật hoặc có tiền án hoặc người chưa thành niên sống bụi đời, lang thang…. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc người dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu sự quản lý chặt chẽ, phải cách ly khỏi xã hội và được rèn luyện và cải tạo lối sống trước đây của mình để trở thành công dân có ý thức pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về áp dụng biện pháp đưa vào giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định của pháp luật hình sự về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng:
1.1. Giáo dục tại trường giáo dưỡng là gì?
Theo Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về giáo dục tại trường giáo dưỡng có nội dung như sau:
“Điều 96. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.”
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trường giáo dưỡng không phải là hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự. Các chủ thể là người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thì không bị coi là có án tích theo quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 77Bộ luật hình sự năm 2015.
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 2015 và là biện pháp do Tòa án quyết định được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu cơ quan xét xử nhận thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người có hành vi vi phạm vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng khi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cần phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục.
Như vậy, ta nhận thấy, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp quan trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, do Tòa án quyết định, áp dụng đối với các chủ thể là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với hành vi vi phạm mà họ gây ra, nhưng bởi vì do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng để giáo dục và cải tạo.
1.2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng:
Theo quy định tại Điều 430
“Điều 430. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
2. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chữ ký các thành viên Hội đồng xét xử đã ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
e) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
g) Trách nhiệm của trường giáo dưỡng nơi giáo dục người bị áp dụng biện pháp này.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được giao ngay cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và trường giáo dưỡng nơi giáo dục họ.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo khoản 1 điều 430 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường trong thời hạn được pháp luật quy định cụ thể là từ một năm đến hai năm.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật hình sự được thực hiện thông qua thủ tục xét xử vụ án hình sự. Khi xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án ra Quyết định thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Ngay sau khi các đối tượng người dưới 18 tuổi phạm tội nhận được quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Tòa án.
Như vậy, ta nhận thấy, Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi khi xét thấy không cần thiết áp dụng hình phạt và cần phải đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Pháp luật Việt Nam cũng không đưa ra bất cứ một quy định cụ thể biện pháp này không được áp dụng trong trường hợp phạm tội nào, do đó, Tòa án vẫn có thể xem xét để áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với bị can 14 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định của pháp luật hành chính về biện pháp đưa vào giáo dục tại trường giáo dưỡng:
2.1. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính :
Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính là biện pháp xử lý hành chính cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. Các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính:
Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các trường hợp cụ thể được quy định cụ thể tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:
– Trường hợp thứ nhất: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.
– Trường hợp thứ hai: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.
– Trường hợp thứ ba: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Trường hợp thứ tư: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Như vậy, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dùng để áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi mà có hành vi vi phạm luật hành chính nhằm mục đích chính là giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Mà trong đó, pháp luật hành chính quy định: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật thì cần phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định.
2.3. Quy định về thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của
– Bước thứ nhất: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Việc lập hồ sơ sẽ do trực tiếp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú hoặc nơi nguời chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật lập.
Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện, tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý thì cơ quan công an đang thụ lý vụ việc tiến hành lập hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước thứ hai: Cơ quan đã lập hồ sơ thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ, rồi sau đó cơ quan đã lập hồ sơ gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện theo quy định của pháp luật.
– Bước thứ ba: Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.
– Bước thứ tư: Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
– Bước thứ năm: Tòa án nhân dân cấp huyện ra Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm.
– Bước cuối cùng: Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được thực hiện thông qua sáu bước cụ thể được nêu trên. Việc tuân thủ trình tự được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã góp phần quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể dưới 18 tuổi phạm tội.