Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Án tích là gì? Án tích có bị ghi thông tin vào phiếu lý lịch tư pháp hay không? Thông tin liên quan?
Phiếu lý lịch tư pháp được coi là giấy tờ pháp lý quan trọng chứng minh cá nhân có hay không có án tích khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý lý lịch tư pháp trong đời sống xã hội của các cơ quan, tổ chức ngày càng được nâng lên. Vì vậy, hiện nay có nhiều văn bản của Nhà nước ta quy định về việc phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, theo đó Phiếu lý lịch tư pháp trở thành một trong những giấy tờ bắt buộc phải có của cá nhân…
Bên cạnh đó, phiếu lý lịch tư pháp còn là giấy tờ bắt buộc phải có trong rất nhiều hồ sơ như bổ nhiệm công chứng viên, luật sư; nhận con nuôi,… có rất nhiều đơn vị, cơ quan tuyển dụng trong hồ sơ yêu cầu có phiếu lý lịch tư pháp. Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp còn được sử dụng trong tất cả các trường hợp, quy trình giải quyết thủ tục về visa hay quốc tịch. Vậy nhũng người có án tích thì có bị ghi thông tin vào phiếu lý lịch tư pháp hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Theo khoản 1 Điều 2
Theo đó, phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.
Đây được coi là giấy tờ pháp lý quan trọng, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, nhiều văn bản pháp luật quy định phải có phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào các quan hệ pháp lý. Hiểu ngắn gọn, phiếu lý lịch tư pháp là một tài liệu do Sở tư pháp phát hành nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về một người, chứng minh họ không có án tích, lý lịch có trong sạch hay không…
2. Án tích là gì?
Án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi, lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luật định. Hay đó là dấu vết về việc phạm tội của một người đã bị tòa án xét xử, có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật và chưa xoá án được ghi vào một quyển sổ gọi là lý lịch tư pháp để sau này, trong một số trường hợp, cần xem xét để đánh giá đạo đức hạnh kiểm, thái độ đối với pháp luật. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm pháp luật hình sự, có bản án về tội phạm mà mình thực hiện.
3. Án tích có bị ghi thông tin vào phiếu lý lịch tư pháp hay không?
Được biết, phiếu lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại, bao gồm:
–
–
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 42 về Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định về tình trạng án tích thì:
– Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung
– Đối với người được xóa án tích và thông tin về việc xóa án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
– Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”
Theo khoản 2 Điều 43 về Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 quy định về tình trạng án tích thì:
– Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”.
– Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm được xóa án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Tòa án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
Theo đó, ta có thể rút ra nội dung của 2 loại phiếu lý lịch tư pháp như sau:
– Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 gồm các nội dung:
+ Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Tình trạng án tích: Chỉ ghi “không có án tích” (đối với những người không bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích, được đặc xá) hoặc ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung (đối với những người đã bị kết án và chưa đủ điều kiện xóa án tích).
+ Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: thường không yêu cầu xác nhận.
– Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 gồm các nội dung:
+ Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Tình trạng án tích: Ghi “không có án tích” đối với những người không bị kết án; đối với những người đã bị kết án mà đã đủ điều kiện xóa án tích thì phải ghi đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm được xóa án tích.
Ghi “có án tích” đối với những người đã bị kết án mà chưa đủ điều kiện xóa án tích và ghi đầy đủ án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Tòa án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
+ Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, án tích sẽ được ghi thông tin vào trong phiếu lý lịch tư pháp. Trong phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi “có án tích” cùng với tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với những người đã bị kết án và chưa đủ điều kiện xóa án tích. Trong phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi “có án tích” đối với những người đã bị kết án mà chưa đủ điều kiện xóa án tích và ghi đầy đủ án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Tòa án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
4. Thông tin liên quan
Quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp liên quan đến vấn đề xóa án tích
“Xoá án tích” theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được hiểu là: “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án”, tức khi bạn được xoá án tích thì những quy định trên sẽ không ảnh hưởng đến nhân thân của bạn nếu bạn tiếp tục bị xử lý hình sự.
Khi bạn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì trong mục Tình trạng án tích được ghi “Không có án tích” đối với người không bị kết án, người đã bị kết án nhưng được xóa án tích, người được đại xá; đối với trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”.
Còn khi bạn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì tại Mục 12 của phiếu vẫn ghi đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm được xóa án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án (theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 43
– Điều 33 Luật lý lịch tư pháp cũng quy định về xóa án tích, cụ thể: Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xóa án tích, cụ thể:
+ Khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích hoặc quyết định xóa án tích của Tòa án thì ghi “đã được xóa án tích” vào lý lịch tư pháp của người đó;
+ Khi xác định một người có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự thì ghi “đã được xóa án tích” vào lý lịch tư pháp của người đó.
Như vậy, theo quy định của Luật lý lịch tư pháp, trong quá trình cập nhật thông tin của người bị kết xóa án, khi xác định được người bị kết án đã có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật thông tin, ghi rõ việc “đã được xóa án tích” vào lý lịch tư pháp của người bị kết án; trường hợp có yêu cầu thì cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đó và ghi là “không có án tích”.