Theo nghiên cứu hiện nay, nhiều loại trái cây và thực phẩm có đường khi lên men có thể chứa nồng độ cồn khiến cho nhiều người tài xế lo ngại về việc sẽ bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Vậy ăn thực phẩm lên men có bị phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông hay không?
Mục lục bài viết
1. Ăn thực phẩm lên men có bị phạt nồng độ cồn không?
Ethanol là một trong những thành phần quan trọng chứa trong các loại đồ uống có cồn như rượu và bia. Trong quá trình sử dụng rượu bia, dạ dày sẽ hấp thụ chất ethanol vào máu, sau đó lượng máu này sẽ tiếp tục chuyển tới gan để trải qua giai đoạn chuyển hóa, rượu được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra chất độc cho gan. Vì vậy, uống càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở càng mất nhiều thời gian để thực hiện giai đoạn chuyển hóa. Trên lý thuyết hiện nay, cần phải mất nhiều giờ thậm chí là một ngày sau khi uống rượu bia thì mới có thể giảm được nồng độ cồn trong máu, thậm chí nồng độ cồn vẫn còn được lưu giữ trong máu và hơi thở. Vì vậy, điều khiển phương tiện giao thông khi máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và pháp luật về phòng chống tác hại hại của rượu bia, các văn bản hướng dẫn khác có liên quan như:
Tuy nhiên trên thực tế, không chỉ uống rượu bia hay ăn các thức ăn chứa cồn mới khiến cho máu và hơi thở của người sử dụng có chứa nồng độ cồn, người ăn một số loại thực phẩm trái cây và nước ép trái cây lên men cũng hoàn toàn có thể có chứa nồng độ cồn trong cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những loại quả chín quá mức hoặc những loại đồ ăn có hàm lượng tinh bột cao sau một khoảng thời gian thì lượng đường sẽ được chuyển hóa thành rượu, khi đó nó sẽ chứa nồng độ cồn nhất định. Nhiều loại trái cây như nho, chuối, xoài, dứa, sầu riêng … khi lên men ăn vào cũng xảy ra hiện tượng có nồng độ cồn trong cơ thể. Vì vậy những người nào ăn các loại quả chín quá mức lên men thì coi như người đó đã tiêu thụ sản phẩm có chứa cồn. Mặc dù ăn ít hay ăn nhiều thì máy đo nồng độ cồn vẫn sẽ báo rằng trong khoang miệng có chứa nồng độ cồn.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, tuyệt đối nghiêm cấm hành vi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có chứa nồng độ cồn. Nhiều người quan ngại rằng mặc dù họ không uống rượu bia tuy nhiên vẫn hoàn toàn có thể bị xử phạt do quá trình uống nước trái cây lên men hoặc ăn các loại trái cây lên men khiến trong máu có nồng độ cồn. Nhiều trường hợp người dân bị xử phạt oan khi cảnh sát giao thông tiến hành thủ tục kiểm tra.
Tóm lại, trên thực tế, một số loại thực phẩm và một số đồ uống không phải rượu bia cũng chứa cồn. Tuy nhiên lượng cồn là rất ít, chỉ lưu lại một lượng nhỏ trong cơ thể, hàm lượng rất nhỏ và không đáng kể, nồng độ cồn đó không đủ để xử phạt.
Bên cạnh đó, khi uống và ăn các loại trái cây lên men, sau một khoảng thời gian ngắn từ 10 đến 15 phút thì nồng độ cồn đã giảm đáng kể. Vì vậy, tài xế không nên quá lo lắng và quan ngại về việc bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi ăn các thực phẩm lên men.
2. Cần phải làm gì khi có nồng độ cồn do ăn thực phẩm lên men?
Không riêng việc sử dụng rượu bia, việc sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm, hoa quả lên men cũng dễ dàng khiến cho cơ thể có chứa nồng độ cồn. Vì vậy, khuyến cáo người dân nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này trước khi tham gia giao thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA của Bộ Y tế, Bộ Công an về việc quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có quy định cụ thể về những trường hợp cần phải thực hiện thủ tục xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Bao gồm:
– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được các sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có trong máu;
– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có liên quan trực tiếp đến vụ án tai nạn giao thông được các cán bộ công an đang trong quá trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu thực hiện thủ tục kiểm tra nồng độ cồn có trong máu;
– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có dấu hiệu sử dụng các loại chất kích thích có chứa cồn được các cán bộ công an đang trong quá trình tuần tra kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra mức độ nồng độ cồn có trong máu;
– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị tai nạn giao thông, đưa đến cơ sở khám chữa bệnh và được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn có trong máu.
Đồng thời, theo Điều 4 của Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA của Bộ Y tế, Bộ Công an về việc quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thì các cơ sở y tế thực hiện thủ tục xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Có phải xét nghiệm hoặc có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn, có bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục kĩ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu;
– Có các trang thiết bị máy móc sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và thiết bị lưu trữ máu xét nghiệm;
– Có các cán bộ xét nghiệm có đầy đủ văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về trước ngày xét nghiệm, nắm đầy đủ quy trình xét nghiệm lượng nồng độ cồn trong máu.
Theo đó thì có thể nói, không sử dụng rượu bia tuy nhiên máy báo vẫn thông báo có chứa nồng độ cồn trong cơ thể thì người điều khiển phương tiện giao thông hoàn toàn có quyền yêu cầu được đến các cơ sở y tế để xét nghiệm nồng độ cồn có trong máu.
Đối với trường hợp người ăn các loại thực phẩm và trái cây lên men, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn, cần phải bình tĩnh và giải thích lý do chính xác, đề nghị xét nghiệm máu trong trường hợp cần thiết để làm rõ lý do trong hơi thở có nồng độ cồn.
3. Hàm lượng nồng độ cồn trong một số trái cây, thực phẩm lên men:
Ethanol xuất hiện giống như một thành phần tự nhiên trong các thực phẩm khác nhau, đây được xem là chất sử dụng làm dung môi chiết xuất hoạt chất pha loãng trong các chế phẩm thảo dược. Nhiều loại thực phẩm có chứa cồn, tiêu biểu với hàm lượng cụ thể như sau:
– Hàm lượng cao nhất được tìm thấy trong nước nho là 0.86g/L;
– Nước cam thông thường sẽ có tỷ lệ đồng bộ cồn 0.73g/L;
– Các loại trái cây chín như chuối, lê … thì hàm lượng nồng độ cồn từ 0.02 đến 0.04g/100l;
– Trong bánh mì và các sản phẩm bánh mì, hàm lượng cồn cao nhất là từ 1,28g/L.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA của Bộ Y tế, Bộ Công an về việc quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: