Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí nội đô lịch sử của Kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Nơi đây có nhiều món ăn cổ truyền hấp dẫn và các điểm du lịch lịch sử đặc sắc. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết: Ăn gì ngon, chơi gì vui khi đến quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Ăn gì ngon khi đến quận Hoàn Kiếm (Hà Nội):
- Xôi Yến
Xôi Yến là quán ăn khu vực Hoàn Kiếm được hầu hết người dân Hà Thành biết đến. Là một trong các quán xôi ngon ở Hà Nội nổi tiếng nhất. Xôi Yến đã xuất hiện từ hàng chục năm nay và là món ăn ưa thích của mọi lứa tuổi. Quán nằm ngay tại 35B Nguyễn Hữu Huân, chỉ cách Hồ Gươm vài trăm mét thôi nên rất dễ để tìm kiếm. Đến với Xôi Yến bạn có nhiều lựa chọn với hàng chục loại xôi với hương vị khác nhau. Đối với người dân Hà Thành, có thể nói xôi là món ăn không thể thiếu trong bữa sáng để chuẩn bị bước vào một ngày làm việc tất bật.
Thông tin liên hệ:
+ Địa chỉ: 35B Nguyễn Hữu Huân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Giờ mở cửa: 05:00 – 22:00
+ Mức giá: 35.000 – 50.000 đồng
- Bún Đậu Trung Hương
Quán bún đậu Trung Hương là một quán khu vực Hoàn Kiếm, Hà Nội nổi tiếng với món bún đậu mẹt. Vị trí quán nằm trong ngõ, cách đầu ngõ 100m thôi nên rất dễ tìm thấy. Quán đã tồn tại được hơn 30 năm nay và có một lượng khách trung thành nhất định cho mình. Không gian quán thoáng mát, sạch sẽ, thực đơn nhiều món ăn ngon hấp dẫn mà giá cả lại rất bình dân. Vào ban ngày, quán khá đông khách, đặc biệt vào lúc trưa thường chật cứng không còn chỗ ngồi.
Thông tin liên hệ:
+ Địa chỉ: Số 49 Phất Lộc, Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, HN.
+ Giờ mở cửa: 07:00 – 21:00
+ Mức giá: 40.000 – 70.000 đồng
- Phủi quán
Những du khách lần đầu đến du lịch Hà Nội chắc chắn sẽ rất ấn tượng bởi cái tên “Phủi quán”. Cùng cái tên đặc biệt và những món ăn ngon, Phủi quán đã lọt vào danh sách những quán ăn khu vực Hoàn Kiếm ngon quên lối về. Thực đơn của Phủi là những món ăn dân dã, quen thuộc nhưng được chế biến theo công thức đặc biệt đem lại cho thực khách một cảm giác vừa lạ lại vừa quen khi thưởng thức. Ngoài ra, quán còn có không gian thoáng mát, thiết kế khá sang trọng phù hợp cho gia đình hay nhóm bạn tụ tập. Những thực khách đến đây thưởng thức một lần sẽ không thể quên được mùi vị riêng có của Phủi. Nếu bạn đang phân vân không biết chọn quán nào, thì hãy đến Phủi quán trải nghiệm, chắc chắc sẽ làm bạn ngạc nhiên.
Thông tin liên hệ:
+ Địa chỉ: 51A Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm Hà Nội
+ Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
+ Mức giá: 100.000 – 300.000 đồng
- Khao Lao
Khao Lao là nơi để bạn có cơ hội được thưởng thức những món đặc sản ngon tuyệt của “đất nước triệu voi”. Đến với Khao Lao bạn không chỉ được trải nghiệm những món ăn ngon mà bạn còn được chiêm ngưỡng không gian mang đậm bản sắc của đất nước láng giềng.
Thông tin liên hệ:
+ Địa chỉ: số 9 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm Hà Nội
+ Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
+ Mức giá: 100.000đ-300.000 đồng
- Vị Quảng
Vị Quảng quán chuyên những món đặc sản xứ Quảng như: bánh Khọt, mì Quảng, cá kìm nướng,… Với những món ăn thơm ngon lạ miệng, chứa đựng những nét riêng, cùng không gian quán được thiết kế đậm chất Trung Bộ. Vị Quảng không chỉ hấp dẫn những thực khách Việt Nam mà còn thu hút những vị khách nước ngoài ghé thăm.
Thông tin liên hệ:
+ Địa chỉ: 35 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm Hà Nội
+ Giờ mở cửa: 9:00 – 22:00
+ Mức giá: 10.000 – 400.000 đồng
2. Chơi gì vui khi đến quận Hoàn Kiếm (Hà Nội):
- Hồ Hoàn Kiếm
Là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến Hà Nội của mọi du khách dù là ở đâu, hồ Hoàn Kiếm là biểu tượng lâu đời và là điểm check-in tuyệt vời dành cho bạn. Dù vào thời điểm nào trong ngày, hồ Hoàn Kiếm cũng hiện lên với một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà uy nghiêm, nơi chất chứa biết bao câu chuyện truyền thuyết và lịch sử bi tráng của dân tộc.
Không chỉ vậy, hồ Hoàn Kiếm còn là cả một không gian văn hoá với người dân Việt khi chính tại nơi đây đã và đang diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, lễ hội lớn như phố đi bộ mỗi cuối tuần, vẽ tranh, chụp ảnh,… Xung quanh hồ cũng là một loạt các địa điểm check-in cũng như nhà hàng, khu mua sắm,… cao cấp đều tụ họp lại thật sầm uất.
- Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc dù nhìn từ xa cũng vẫn thật nổi bật với sắc đỏ của mình. Nằm trên hồ Gươm rộng lớn, xinh đẹp, Cầu Thê Húc đã hoá thành biết bao hình ảnh đẹp lạ trong văn thơ và là một điểm viếng thăm tuyệt vời với nhiều du khách, nơi bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp hồ Gươm ở một góc độ khác gần gũi hơn.
- Đền Ngọc Sơn
Giờ mở cửa: 7:00 – 18:00 các ngày trong tuần và 7:00 – 21:00 cuối tuần
Giá vé: 30.000 VND/vé
Đã có cầu Thê Húc thì chắc hẳn cũng phải có Đền Ngọc Sơn. Đại diện cho một chốn tâm linh cổ kính của Hà Thành, Đền Ngọc Sơn mang đến cho bạn không chỉ là không gian kiến trúc thiêng liêng, mà đó còn là một nét văn hoá tín ngưỡng đẹp của người Việt Nam. Nằm trong cụm di tích trong hồ Hoàn Kiếm nên bạn cũng dễ dàng ghé qua tham quan những địa điểm này nên đừng vội vàng mà bỏ lỡ nhé!
- Tháp Bút – Đài Nghiên
Một biểu tượng khác đại diện cho nền văn hiến cũng như truyền thống hiếu học của dân tộc cũng nằm trong tổ hợp di tích ở hồ Hoàn Kiếm là Tháp Bút – Đài Nghiên. Đây cũng là một địa điểm để bạn thử sức với tài chụp ảnh của mình cũng như check-in một chút với công trình cổ từ thời vua Tự Đức.
- Phố đi bộ Hà Nội
Giờ mở cửa: 19:00 thứ 6 – 24:00 Chủ Nhật
Cứ mỗi cuối tuần là phố đi bộ Hà Nội lại tấp nập đông vui. Khu vực phố đi bộ khá đông bao gồm cả hồ Hoàn Kiếm và một vài phố khu 36 phố phường cùng tạo nên một không gian giao lưu văn hoá an toàn, lành mạnh hoàn toàn miễn phí cho công chúng.
Ở phố đi bộ thường diễn ra các show ca nhạc, các trò vui chơi giải trí hấp dẫn như đá cầu, nhảy dây, vẽ tranh,… cùng nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn khác nữa. Cùng với đó là các hoạt động ăn uống cũng được đẩy mạnh ở đây nên phố đi bộ có thể nói là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ hoặc gia đình nhỏ.
3. Giới thiệu về quận Hoàn Kiếm (Hà Nội):
- Lịch sử hình thành
Quận Hoàn Kiếm được đặt tên theo hồ Hoàn Kiếm – một hồ nước ngọt tự nhiên nằm trên địa bàn quận. Lịch sử của quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển nghìn năm của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.
Trước đây, mảnh đất này là ngã 3 sông, nơi dòng sông Tô Lịch tách ra từ sông Nhị và trở thành “đầu mối” giao thương với tứ trấn. Từ năm 1954 – 1961, địa bàn quận Hoàn Kiếm bấy giờ bao gồm các khu phố Hoàn Kiếm, Đồng Xuân và một phần các khu phố Hai Bà, Hàng Cỏ. Từ năm 1961 – 1981, các khu phố được hợp nhất thành khu phố Hoàn Kiếm.
Đến tháng 1 năm 1981, khi bộ máy chính quyền thành phố được tổ chức lại thành 3 cấp, khu phố Hoàn Kiếm mới chính thức được gọi là quận Hoàn Kiếm. Các tiểu khu đại diện hành chính cũng được chuyển thành phường. Theo đó, quận Hoàn Kiếm được chia thành 18 phường trực thuộc và giữ ổn định cho đến ngày nay.
Hiện nay, quận Hoàn Kiếm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và hành chính của thủ đô Hà Nội. Với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, quận Hoàn Kiếm còn là nơi lưu giữ 190 di tích lịch sử, văn hóa và di tích cách mạng gồm: Quần thể di tích Hồ Gươm – Đền Ngọc Sơn – Đền Bà Kiệu, đền Vua Lê, nhà tù Hỏa Lò, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội,…
- Vị trí địa lý
Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí nội đô lịch sử của Kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Theo đó, vị trí địa lý của quận Hoàn Kiếm có phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Đông giáp quận Long Biên (ranh giới là sông Hồng)
+ Phía Tây giáp các quận Ba Đình và Đống Đa (ranh giới là các phố Trần Phú, Lý Nam Đế, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn, Đường Tàu)
+ Phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên)
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Ba Đình (ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng)
- Diện tích
Diện tích quận Hoàn Kiếm là khoảng 5,34 km2, đưa Hoàn Kiếm trở thành quận có diện tích nhỏ nhất thành phố Hà Nội. Mặc dù có diện tích khá khiêm tốn thế nhưng quận Hoàn Kiếm lại là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng hàng đầu của thủ đô. Đây cũng là nơi tập trung trụ sở chính của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan nhà nước trung ương và địa phương cũng như văn phòng đại diện nước ngoài của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
- Dân số
Tính đến năm 2022, quận Hoàn Kiếm có tổng dân số 212.921 người, mật độ dân số đạt 39.873 người/km2. Dân số của quận có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Điều này là bởi sự phát triển về mặt kinh tế – xã hội của quận đã giúp thu hút rất nhiều người dân từ địa phương khác đến sinh sống, làm việc.
THAM KHẢO THÊM: