Huyện Thanh Oai nằm ở ngoại thành phía Tây Nam, thuộc hành lang xanh của thành phố Hà Nội. Với vị trí cách trung tâm thủ đô không quá xa, lại giao thoa với "đất trăm nghề" Thường Tín, vì vậy nơi đây rất nhiều món ăn ngon và nói vui chơi. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết: Ăn gì ngon, chơi gì vui khi đến huyện Thanh Oai (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Ăn gì ngon khi đến huyện Thanh Oai (Hà Nội):
Nhà Hàng Hải Thiết
Nhà Hàng Hải Thiết chỉ là nổi tiếng với những món ăn ngon mà nơi đây còn chuyên tổ chức sự kiện, cưới hỏi tại Thanh Oai và các vùng lân cận. Dịch vụ sang trọng, đẳng cấp với mức giá hợp lý, Nhà Hàng Hải Thiết chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho tất cả khách hàng từ người tổ chức sự kiện đến các khách mời. Lựa chọn dịch vụ tại đây, bạn có thể đặt niềm tin và sự an tâm bởi không gian vô cùng sang trọng, rộng rãi, thoáng đãng nắm bắt xu hướng mới. Mọi thứ đều thể hiện sự đồng nhất từ ánh sáng, màu sắc, âm nhạc, nhân viên phục vụ đến thực đơn món.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Tổ 1, Thị Trấn Kim Bài, Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0975 097 521
Giờ mở cửa: 07:00 – 23:00
Nhà hàng Quân Béo 1
Nhà hàng Quân Béo 1 luôn là điểm đến không thể thiếu của khách du lịch đồng thời cũng là nơi hội tụ đầy hấp dẫn cho chính ngay thực khách địa phương. Không chỉ là địa điểm ẩm thực hải sản ngon, bổ, rẻ được khách hàng khách du lịch lựa chọn mỗi dịp du lịch ghé tới Thanh Oai. Mà khi đến đây bạn sẽ được phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ Nhà hàng Quân Béo 1 luôn luôn sử dụng hải sản tươi sống, bảo đảm chất lượng, số lượng, chế biến các món ăn đa dạng theo sở trường của khách hàng.
Với nhiều loại hải sản tươi sống phong phú như mực, tôm, cá trích, cá thu, rắn biển. Với vị trí đặc biệt gần cửa biển, quý khách có thể vừa ăn vừa tận hưởng làn gió mát của biển. Hương vị của hải sản hòa quyện cùng không gian thoáng đãng của thiên nhiên khiến cho mọi người không thể nào quên được cảm giác thư giãn ấy. Nơi đây thích hợp cho những buổi tiệc nhỏ của gia đình hay bạn bè gặp mặt, vừa thưởng thức mọi người có thể ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống sau mỗi buổi chiều khiến cho tâm trạng trở nên thoải mái khi quý khách đến với Nhà hàng Quân Béo 1.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 29 Ninh Dương, Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Nội
Điện thoại: 0398 069 888
Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
Nhà Hàng Hương Việt
Người dân trong vùng chắc đều không xa lạ gì với Nhà Hàng Hương Việt – chuyên các món ăn làm từ “dê leo núi” và “gà đi bộ” gây ấn tượng bởi hương vị đậm đà chất quê hương và rất đỗi mộc mạc. Ghé nhà hàng thưởng thức ẩm thực, đương nhiên chúng ta phải dành sự quan tâm cho các món ăn tại đây. Với danh sách thực đơn phong phú cùng một nguyên liệu thôi nhưng lại được chế biến thành nhiều món đa dạng với nhiều hương vị khác nhau từ mùi vị, màu sắc đến cách trang trí bắt mắt khiến thực khách thích thú bởi tay nghề đầu bếp tại đây.
Ngoài ra, nhà hàng còn rất nhiều món ăn hải sản và gà đồi hấp dẫn khác. Không những thế, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về thực đơn món ăn, giá cả sao cho phù hợp với khả năng tài chính và sở thích của mình. Đặc biệt, Nhà Hàng Hương Việt còn là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tổ chức đám cưới, hội nghị như tiệc cưới ngoài trời, nhận tổ chức các buổi tiệc lưu động, các sự kiện khai trương khánh thành với quy mô đẳng cấp nhất ở Thanh Oai.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Dốc Mọc, Thanh Oai, Hà Nội
Điện thoại: 0916 605 366
Giờ mở cửa: 07:30 – 22:00
Nhà Hàng Seoul Korea
Nếu bạn là fan cứng của nướng BBQ và lẩu nhưng lại vô cùng ghét bị bám mùi dầu mỡ khi ăn thì Nhà Hàng Seoul Korea là dành cho bạn. Quán có diện tích khá rộng khi sở hữu sức chứa lên đến con số 250 người thích hợp cho cả hội họp, tổ chức tiệc mừng. Quán ấn tượng với tone màu vàng ấm áp và luôn lung linh với hệ thống đèn led hùng hậu. Nhà Hàng Seoul Korea có menu gọi món khá đa dạng nhưng lại rất có khoa học của một bữa nướng. Quán sẽ tiếp đón bạn bằng những món khai vị thanh đạm như: đậu bắp nướng, kim chi cải thảo, ngồng cải muối hay các loại salad hoa quả.
Tiếp đến là bữa chính phong phú với các loại thịt, hải sản. Thịt ở đây có rất nhiều loại như ba chỉ bò Mỹ, thịt ba chỉ heo, bò tảng được bày ra đĩa rất sạch sẽ và gọn gàng, được tẩm ướp gia vị hoàn hảo rất vừa miệng. Ở Nhà Hàng Seoul Korea thì bạn có thể gọi những món nướng ngon đúng điệu hay những món ngon rất đặc trưng của quán như hàu nướng mỡ hành, bạch tuộc sốt cay, ngao nướng, lòng heo sốt sate, vai heo sốt rất hấp dẫn kèm theo 3 loại nước chấm là tương ớt, chao và khay súp chanh ớt cho bạn dễ dàng lựa chọn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 24 Tổ 1 Thị Trấn Kim Bài, Huyện Thanh Oai, TP. HCM
Điện thoại: 0987 892 861
Giờ mở cửa: 08:00 – 22:30
2. Chơi gì vui khi đến huyện Thanh Oai (Hà Nội):
Làng Chuông
Nón lá làng Chuông nổi tiếng cả nước bởi độ bền, chắc và đẹp. Ngôi làng sản sinh ra sản phẩm thủ công giàu truyền thống này nằm tại huyện Thanh Oanh, Hà Nội. Từ ngã ba Ba La (Hà Đông, Hà Nội), du khách chạy xe khoảng 15 km là tới. Làng Chuông xưa kia nức tiếng về nghề nón lá truyền thống của người Việt Nam. Bởi vậy nếu có dịp, bạn nên ghé thăm vào dịp phiên họp chợ Nón. Thời gian diễn ra vào các buổi sáng ngày ngày 4,10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hàng năm để cảm nhận một phiên chợ buôn bán tấp nập, lưu giữ những nét văn hoá cổ trong đời sống sinh hoạt làng xã của người dân. Điểm nổi bật khi bạn dừng chân đến đây là rất nhiều ngôi nhà cổ kính ngả màu theo thời gian. Không khí an yên từng ngóc ngách, từng con ngõ, ngôi nhà cho đến những khoảng sân phơi hương tạo cho bạn cảm giác bình yên, nhẹ nhàng. Dạo quanh làng Chuông, nhà nhà đều làm nghề truyền thông nón lá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay từ trẻ con cho đến người già tạo ra những chiếc nón là xinh xắn, bền đẹp quyến rũ mọi du khách ghé thăm.
Làng cổ Cự Đà
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây, làng cổ Cự Đà thuộc xã Cự Khê, xã cực Bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà còn lưu giữ vẹn nguyên dấu ấn của làng quê Việt Nam với mái đình, cây đa, bến nước, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét. Không chỉ nổi tiếng với không gian văn hóa độc đáo, làng cổ Cự Đà còn được du khách biết đến bởi nghề truyền thống làm miến và làm tương. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, bao biến cố của lịch sử, làng cổ Cự Đà dường như vẫn giữ được nét vẹn nguyên thuở ban đầu. Với hàng chục ngôi nhà được thiết kế theo nét kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ xen kẽ trong đó là những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, Cự Đà khiến du khách ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bất cứ ai khi đặt chân đến Cự Đà lòng không khỏi lâng lâng, làng quê Việt Nam hàng trăm năm trước như hiện diện lại trước mắt du khách với nếp sống giản dị, cuộc sống yên bình gắn với con sông, cây đa, bến nước. Vẻ đẹp trầm mặc của ngôi làng cùng khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây khiến lòng an nhiên đến lạ. Cái bình dị, ấm áp, gần gũi của Cự Đà như một phần thân thuộc đã gắn bó từ lâu trong tiềm thức mỗi chúng ta.
Chùa Bối Khê
Được xây dựng từ thời Trần (khoảng năm 1338), chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất còn sót lại ở miền đất Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống Pháp còn tồn tại đến nay. Đặt chân lên đất chùa, choáng ngợp ngay trước mắt là một cổng ngũ môn bề thế và cây đa tọa lạc trên bãi đất rộng và bằng phẳng. Phía sau cổng ngũ môn là cây cầu nhỏ vắt qua con ngòi, dấu tích của dòng sông cổ Đỗ Động. Qua cầu đến tam quan là một ngôi nhà ba gian. Phía trên tam quan là gác chuông hai tầng tám mái. Khác với kiến trúc của các chùa ở đồng bằng Bắc bộ, chùa Bối Khê được bố cục theo kiểu “tiền Phật, hậu thánh”. Nơi thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái. Tiếp theo là tòa thiêu hương và thượng điện thờ đức thánh Bối. Hai bên có hai dãy hành lang dài, bày 18 pho tượng La Hán, bao quanh nhà thiêu hương và thượng điện tạo thành thế kiến trúc “nội công, ngoại quốc”. Chùa Bối Khê hiện còn lưu giữ được 58 pho tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy như tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, thập điện Diêm Vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen được đặt trên một bệ đá chạm khắc hình rồng, hình chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.
Đình nội Bình Đà
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội du khách đi về quận Hà Đông theo đường Quang Trung đến Ba La rẽ trái xuôi theo quốc lộ QL21B khoảng 7km sẽ đến Bình Đà, thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ). Làng khá giàu, trước kia chủ yếu được biết tên nhờ có nghề buôn bán và sản xuất pháo, thứ hàng hóa về sau bị cấm. Đình Nội thờ Đức quốc tổ nên có tên chữ “Lạc Long Quân từ”, dân sở tại quen gọi là đình Trong. Tương truyền, ngôi đình được xây dựng từ thủa dân lập làng ven sông Đỗ Động. Cuối TK10, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đến đóng đồn ở Bảo Đà, xây chùa Linh Thạc và trồng một cây Trôi. Năm 1032, Vua Lý Thái Tông tổ chức lễ hội Tịch Điền đầu tiên tại cánh đồng làng Bình Đà. Trong đình hiện giữ được một số di vật quý giá như hạc thờ, sắc phong, chiêng đồng, bia đá thời Lê, thời Nguyễn. Đặc biệt có bức giá tượng cổ, chạm nổi hình Lạc Long Quân ngồi trên ngai, bao bọc bởi nhiều nam nữ túc trực và cưỡi voi ngựa, xem chèo thuyền. Theo bản thần tích soạn năm 1938 thì trên bức giá tượng còn có khắc dòng chữ Hán “Ngũ thập tử quy sơn, ngũ thập tử quy hải” (50 con về núi, 50 con về biển). Phù điêu có niên đại từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, được làm bằng gỗ phiến dài 2,8m, rộng 2,2m, dày 0,1m và đã qua mấy lần sơn son thếp vàng nên che mờ dòng chữ đó.
3. Giới thiệu về huyện Thanh Oai (Hà Nội):
Huyện Thanh Oai nằm ở ngoại thành phía Tây Nam, thuộc hành lang xanh của thành phố Hà Nội. Với vị trí cách trung tâm thủ đô không quá xa, lại giao thoa với “đất trăm nghề” Thường Tín, có 2 con sông lớn chảy qua, Thanh Oai được thừa hưởng nhiều thuận lợi về hạ tầng và cả các chính sách phát triển.
Huyện Thanh Oai trước đây vốn thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Sau ngày 1/8/2008, tỉnh Hà Tây cũ được sáp nhập vào Hà Nội, Thanh Oai trở thành một huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý
Thanh Oai là một huyện nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp quận Hà Đông
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên
- Phía Đông Giáp huyện Thường Tín
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ
Thanh Oai trải dài theo hướng Bắc Nam, có dòng sông Nhuệ ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây. Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng bãi sông đáy và vùng đồng bằng sông Nhuệ, địa hình dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt là mùa hè nóng nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, rét.
Hành chính
Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên 142,31km2, dân số năm 2019 là 185.400 người.
Huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm: Thị trấn Kim Bài (huyện lỵ) và 20 xã: Xuân Dương, Thanh Văn, Thanh Thùy, Thanh Mai, Thanh Cao, Tân Ước, Tam Hưng, Phương Trung, Mỹ Hưng, Liên Châu, Kim Thư, Kim An, Hồng Dương, Đỗ Động, Dân Hòa, Cự Khê, Cao Viên, Cao Dương, Bình Minh, Bích Hòa.
Kinh tế
Thanh Oai là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và một số ngành nghề thủ công truyền thống. Trong một vài năm trở lại đây, huyện đang chú trọng đến việc chuyển đổi mô hình canh tác trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa – cá, cây ăn quả chuyên cá và xây dựng các trang trại. Kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Huyện có 118 làng nghề trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận như giò chả Ước Lễ, tương Cự Đà, sơn tượng Võ Thánh, điêu khắc Thanh Thùy, quạt làng Vác, nón làng Chuông… Trên địa bàn huyện có hai cụm công nghiệp 7 điểm công nghiệp thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Hiện Thanh Oai là vùng nông sản trọng điểm của Hà Nội với hơn 428 ha đất trồng cây ăn quả, chủ yếu là ổi, cam, bưởi,… tập trung ở các xã Kim Thư, Thanh Mai, Cao Viên, Thanh Cao, Kim An,… hơn 141 ha đất trồng rau an toàn tại các xã Bình Minh, Hồng Dương, Dân Hòa, Tam Hưng, Xuân Dương, Kim An, hay vùng sản xuất lúa lớn ở các xã Tân Ước, Dân Hòa, Hồng Dương, Đỗ Động, Bình Minh, Thanh Thùy,…
Giao thông
Quốc lộ 21B là tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua địa phía Tây Bắc huyện, dự án đường trục phía Nam Hà Nội đi xuyên qua huyện đã được nâng cấp thành quốc lộ 21C. Bên cạnh đó còn có tỉnh lộ 71, tức tỉnh lộ 427 chạy theo hướng Tây – Đông, nối đê Đáy ở Thanh Cao với quốc lộ 21B ở Bình Minh, sông Nhuệ ở Cầu Chiếc, quốc lộ 1 ở huyện Thường Tín.
Phía cuối huyện có đường 73 nối liền đường 22 ở Ngã Tư Vác với đê sông Đáy ở Dốc Mộc, vượt qua cầu Ba Thá trên sông Đáy để đi vào Miếu Môn gặp quốc lộ 21A. Phía Nam huyện có đoạn đường 73 từ đường 22 ở Quảng Nguyên chạy qua Đồng Quan gặp quốc lộ số 1 ở Tía. Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua để tới ga Văn Điển.
Các tuyến đường 2, 22, 21B, 73, 71 và đê sông Đáy hợp thành hệ thống giao thông thuận tiện cho giao lưu kinh tế từ Thanh Oai ra các vùng, nhất là để vào Hà Đông – Hà Nội và ngược lại.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong tương lai, huyện sẽ xây dựng đoạn nối từ đường tỉnh 427 hiện có tại xã Thanh Thủy qua phía Bắc thị trấn Kim bài đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 2 đồng bằng quy mô 4 làn xe.
Các tuyến buýt chạy qua địa bàn huyện: 33, 78, 91, 94, 103A, 103B, 115, 125.
THAM KHẢO THÊM: