Sóc Sơn là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí nămg ở phía bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 Km. Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể hiện ở vị trí địa lý với nhiều món ăn ngon và địa điểm du lịch lý tưởng. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết Ăn gì ngon, chơi gì vui khi đến huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Ăn gì ngon khi đến huyện Sóc Sơn (Hà Nội):
Gà đồi
Gà ở đây được thả rông tự nhiên nên thịt rất săn chắc và ít mỡ, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Nhờ chất lượng thịt ngon, gà đồi Sóc Sơn chỉ cần luộc lên và chấm với muối tiêu chanh là đã trở thành một món ăn ngon, không thể chối từ. Bên cạnh đó, các món như gà đồi nướng, gà rang muối, súp ngô gà, gà om nước dừa,… cũng là những gợi ý hay cho hành trình khám phá ẩm thực Sóc Sơn của bạn.
Địa điểm ăn ngon:
- Trang Anh Thượng Đỉnh Gà Ngon: phố Thân Nhân Trung, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội
- Nhà hàng Phù Đổng: số 170 mặt đường đôi Đền Sóc – Thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội
- Nhà hàng Hường Trường: Ngã 3 Đồi Ra Đa, Sóc Sơn, Hà Nội
Cá kho hồ Đồng Quan
Món ăn truyền thống Cá kho hồ Đồng Quan của Sóc Sơn đã được cấp Giấy chứng nhận từ Cục sở hữu trí tuệ thương hiệu Việt Nam nhờ nguyên liệu chất lượng cùng hương vị tươi ngon.
Mỗi niêu cá đều được chế biến rất công phu. Từng khúc cá tươi được tẩm ướp nhiều loại gia vị, sau đó kho nhỏ lửa trên bếp củi từ 14 đến 16 tiếng. Khi thưởng thức cá kho Hồ Đồng Quan, bạn sẽ thấy thịt cá mềm thơm như tan trong miệng. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng các loại gia vị thật đậm đà, tạo nên vị ngon khó quên.
Vào các ngày Tết, cá kho Hồ Đồng Quan được nhiều người tìm mua làm quà nên luôn trong tình trạng cháy hàng. Món cá này xứng đáng là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sóc Sơn.
Địa điểm ăn ngon:
- Vườn Sinh Thái Hương Tràm: Khu E, hồ Đồng Quan, xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội
Bánh đúc sốt xanh
Bánh đúc sốt xanh là một món ăn dân dã được nhiều du khách yêu thích mỗi khi du lịch đến Sóc Sơn. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy bánh có màu xanh xen lẫn các vân trắng rất bắt mắt. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, kết hợp với màu xanh từ rau cải tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe.
Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn dai sần sật của bánh cùng hương thơm thanh nhẹ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món bánh đúc sốt xanh ở các chợ quê Sóc Sơn, các nhà hàng hoặc các quán ăn trong khu vực.
Địa điểm ăn ngon:
- Nhà Hàng Phù Đổng: Mặt đường đôi đền Sóc – Vệ Linh, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội
Các khu chợ quê tại Sóc Sơn
Rau củ quả Sóc Sơn tiêu chuẩn OCOP
Bên cạnh những món ăn đặc sản thưởng thức tại chỗ, Sóc Sơn còn có nhiều đặc sản tươi ngon để bạn mua về làm quà cho người thân. Hiện nay, rau của quả Sóc Sơn tiêu chuẩn OCOP đang được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn.
Các loại rau xanh tại đây đều được trồng và canh tác theo tiêu chuẩn sạch từ đồng ruộng đến bàn ăn. Vì thế, bạn có thể yên tâm chọn mua rau củ quả đặc sản Sóc Sơn các loại tươi ngon về làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Địa điểm mua rau OCOP:
- Rau Hữu Cơ Thanh Xuân: Thôn Bái Thượng, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
2. Chơi gì vui khi đến huyện Sóc Sơn (Hà Nội):
Cắm trại hồ Đồng Đò vui quên lối về
Gợi ý lời giải đầu tiên cho câu hỏi “Sóc Sơn có gì chơi?” chính là cắm trại hồ Đồng Đò. Địa điểm này nằm trên địa phận thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn. Trước đây, hồ Đồng Đò Sóc Sơn là một suối nước nhỏ. Đến năm 2000, khi đập Đồng Đò được xây xong, địa danh này trở thành hồ chứa nước.
Đến đây, du khách có thể tổ chức cắm trại, nướng BBQ giữa không gian trong lành, xanh mát. Nếu đi theo nhóm đông người, bạn có thể thuê thêm lều trại, homestay để vừa nghỉ ngơi, vừa nướng ngoài trời. Không chỉ vậy, hồ Đồng Đò còn có nhiều hoạt động thú vị như chèo SUP, thuê cần câu cá, chèo kayak, đạp xe, chạy bộ quanh hồ,…
Tham quan khu di tích lịch sử đền Gióng Sóc Sơn
Khu di tích lịch sử đền Gióng Sóc Sơn gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta. Khuôn viên khu di tích có nhiều đền, chùa, bia đá như chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Thượng, đền Mẫu, đền Hạ, tượng đài Thánh Gióng, nhà bia bát giác,… Nếu đến đền Gióng Sóc Sơn vào mùng 6 – mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, bạn sẽ được tham gia Hội Gióng độc đáo và thú vị.
Tìm hiểu văn hoá Việt đặc sắc tại Việt Phủ Thành Chương
Việt Phủ Thành Chương được bao quanh bởi những cây đa, cây đề, ao sen tỏa bóng mát. Nằm trên ngọn đồi tựa lưng vào một nhánh của núi Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, địa danh này là nơi kể lại những câu chuyện lịch sử, văn hóa truyền thống thông qua các tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc,… Các di vật cổ của những dân tộc khác nhau tại Việt Nam đều được quy tụ về Việt Phủ Thành Chương, trưng bày ở cây cầu đá và khu nhà cổ 500 năm tuổi.
Giá vé tham quan: 130.000 VNĐ
Giờ mở cửa: 9h00 – 17h00
Trekking núi Hàm Lợn
Trekking núi Hàm Lợn là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Với hồ nước xanh thẳm nằm giữa núi rừng cùng độ cao 426m, nơi đây được ví như Đà Lạt của Hà Nội. Địa điểm này phù hợp cho những du khách mê trekking hay đơn giản là tản bộ, hòa mình vào thiên nhiên trong lành. Bên cạnh leo núi, bạn cũng có thể trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn khác như cắm trại, câu cá, check-in,…
Trốn bụi thành phố, thả hồn vào thiên nhiên ở hồ Chòm Núi
Đắm mình vào thiên nhiên trong lành, xanh mát của hồ Chòm Núi là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi Sóc Sơn có gì chơi. Hồ Chòm Núi còn có tên gọi khác là hồ Hoa Sơn. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, địa danh này được ví như một chiếc điều hòa “chạy bằng gió”. Không gian thoáng mát, trong lành, gần gũi với thiên nhiên giúp hồ trở thành địa điểm trốn bụi thành phố vô cùng lý tưởng. Từ tháng 9 – tháng 11 là khoảng thời gian thích hợp để tham quan hồ Chòm Núi.
3. Giới thiệu khái quát về huyện Sóc Sơn (Hà Nội):
Huyện Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội. Với diện tích 314 km2, rộng nhất trong số 14 quận huyện toàn thành phố Hà Nội. Với diện tích 314 Km2, rộng nhất trong số 14 quận huyện của thành phố, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và dân số chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố.
Sóc Sơn là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí nămg ở phía bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 Km. Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể hiện ở vị trí địa lý, địa hình đất đai và những tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu.
Ranh giới tiếp giáp của Huyện gồm:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp tỉnh Đông Anh_Hà Nội.
- Phía Đông giáp Huyện Yên Phong và Hiệp Hoà_Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp Huyện Mê Linh_Vĩnh Phúc.
Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ tây bắc xuống đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng. Từ đặc điểm cơ bản trên đã tạo cho Huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau. Sóc Sơn hiện chiếm tới 30% quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Đặc biệt, trên địa bàn của huyện có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và sẽ là những trung tâm quan tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai, Sóc Sơn cũng là hướng quan trọng để phát triển và mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía Bắc.
Địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên là : Vùng gò đồi, vùng giữa, vùng trũng, mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo nên sự đa dạng và phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội kinh tế xã hội chung của toàn Huyện.
THAM KHẢO THÊM: