Đan Phượng - vùng đất xứ Đoài địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Nơi đây còn nổi tiếng với ẩm thực đậm nét văn hóa, như: Nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, bánh tẻ Liên Hà, bánh gio Liên Hồng, cháo se Hạ Mỗ. Mời các bạn cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết Ăn gì ngon, chơi gì vui khi đến huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Ăn gì ngon khi đến huyện Đan Phượng (Hà Nội):
Nem Phùng
“Nem Phùng ăn với lá sung
Để người tứ xứ nhớ nhung một thời”
Đó là câu ca dao nói về độ gây “thương nhớ” của món nem với những du khách từng ăn thử. Không được bán phổ biến như các đặc sản nem thính khác, món nem Phùng dân dã vẫn len lỏi trong cuộc sống của người dân Hà thành, trên những mâm cỗ, bàn nhậu… Sở dĩ món ăn có tên là nem Phùng là do có xuất xứ từ thị trấn Phùng, nay thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Bản chất nem Phùng là món ăn dân dã nên mọi nguyên liệu chế biến đều đơn giản, mộc mạc, song cách chế biến tỉ mỉ mới là chìa khoá thành công của đặc sản này.
Nguyên liệu làm nem gồm thịt và bì lợn, gạo nếp và tẻ, đậu tương, lá sung. Thịt được chọn làm nem phải là thịt mềm, có cả nạc và mỡ. Gạo được chọn làm thính cũng phải là loại tẻ ngon và một ít nếp cái hoa vàng. Thịt lợn được xắt thành từng thỏi rồi đem hấp cách thuỷ, lọc bì, mỡ và nạc riêng, sau đó thái chỉ. Thịt đun chín tái, sau đó dùng thính để chín ngấu. Thính được làm theo tỷ lệ bảy phần gạo tẻ, một phần gạo nếp và hai phần đậu tương, khi rang phải đều tay và đều lửa thì mới khô và có màu nâu sáng hấp dẫn. Gạo rang xong được đem vào cối xay nghiền cho mịn tơi, đến khi toả hương thơm lừng là đạt yêu cầu cho một mẻ thính.
Sau đó, người làm nem trộn thính với bì và thịt lợn đã lọc riêng và xắt nhỏ rồi đùm lại bằng lá sung, sau đó mới gói lá chuối ở ngoài rồi buộc lạt lại thành “quả nem”. Vì vậy, khi bóc ra nem thường bện chặt với nhau, khi ăn tách dần ra để tơi.
Điều làm nên tên tuổi của món nem Phùng là sự kết hợp với lá sung. Hương vị của nem trở nên hoàn chỉnh hơn nếu cuốn cùng loại lá này, ăn thơm, chan chát và giòn tan. Lá sung cũng được lựa chọn cầu kỳ không kém. Lá quá nhỏ thì sẽ không đủ để bọc nem, lá già thì dai. Người làm nem thường chọn những lá sung to bằng nửa bàn tay, nếu có thêm những đốm sùi thì ăn càng bùi
Cá kho làng Thọ Vực
Người dân làng Thọ Vực (xã Đồng Tháp) chọn cá để chế biến món cá kho đặc trưng của làng.
Ở huyện Đan Phượng, mỗi làng đều có món ăn đặc trưng gắn với nét đẹp văn hóa.
Vốn là làng chài lưới ven sông Đáy, người dân thôn Thọ Vực, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có kỹ thuật kho cá rất đặc biệt. Việc kho cá ở làng do đàn ông đảm nhiệm và làm rất công phu: Cá rửa sạch, mổ bỏ ruột, để cả vẩy và nguyên con. Do kho những con cá to nguyên con nên nồi kho cũng khá to.
Người Thọ Vực kho cá cùng mía chẻ, giềng thái lát mỏng, tương, bỗng rượu, nước hàng, hạt tiêu và nước trắng vừa đủ. Để cá không bị dính vào nhau và khi lấy ra không bị vỡ nát, cứ mỗi lớp cá người dân để một lớp phên tre cùng lớp mía thái lát mỏng.
“Cá phải kho hai lửa mới ngon. Thông thường, chúng tôi kho lần 1 khoảng 4 tiếng rồi để nguội. Lần kho thứ 2, chúng tôi nhấc tất cả lớp cá ra đảo lớp trên xuống lớp dưới và ngược lại rồi tiếp tục đun khoảng 3 tiếng. Làm như vậy cá mới chín đều và ngấm gia vị, mềm rục xương”, ông Lưu Văn Vinh làng Thọ Vực nói.
Cùng với kho cá, người Thọ vực chọn gạo ngon nấu thành cơm. Cơm được đóng thành khuôn có chiều ngang chừng 8cm, chiều dọc chừng 15cm. Cá kho bày cùng cơm khuôn phải bảo đảm nguyên con, không được tróc vẩy, đủ vây, đuôi có màu vàng sậm, rất đẹp mắt.
Món cá kho của làng Thọ Vực (xã Đồng Tháp).
Bánh gio làng Thượng Trì
Cùng với “cá kho, cơm khuôn” làng Thọ Vực, bánh gio là món ăn được người dân Đan Phượng chế biến rất ngon. Chị Nguyễn Thị Thanh Huệ ở ngõ Quý Đình, thôn Thượng Trì, xã Liên Hồng cho biết, nguyên liệu để làm bánh gio gồm gạo nếp, nước gio, lá dong, dây lạt… Trong đó, nước gio là một trong những bí quyết quan trọng quyết định đến chất lượng bánh.
Ở mỗi địa phương, người dân lại có bí quyết riêng để tạo ra nước gio. Trong đó, người dân Thượng Trì thường làm nước gio từ các loại cây, cỏ tự nhiên như cây dền gai, cây vừng, đậu tương… Các cây này được phơi khô, đốt lấy tro rồi ngâm trong nước cùng chút vôi trong khoảng 30 ngày. Nước gio lắng xuống, người làm bánh lọc lấy nước trong ngâm gạo nếp để gói. Bánh gio ăn nguội cùng mật mía vàng óng, thơm phức. Đó là thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân xã Liên Hồng nói riêng và cũng là món ăn được yêu thích của mỗi người dân Đan Phượng.
Chiếc bánh gio vuông ở làng Thượng Trì.
Cháo se Hạ Mỗ
Ở xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng còn có món cháo se thơm ngon với cách ăn lạ, gây thương nhớ. Ở nhiều nơi, cháo được ăn bằng thìa nhưng đến làng Hạ Mỗ, mọi người sẽ phải dùng đũa để thưởng thức món cháo se.
Công chức văn hóa xã Hạ Mỗ, nguyên liệu để nấu cháo se khá đơn giản, thường chỉ là gạo tẻ và xương lợn. Thế nhưng, để chế biến món cháo se, người đầu bếp phải chuẩn bị khá nhiều công đoạn tỉ mỉ. Gạo tẻ loại ngon sau khi vo kỹ được ngâm nước khoảng 12 giờ cho mềm rồi xay thành bột nước. Bột này tiếp tục cho vào túi vải lọc nước để thu được bột dẻo mềm nhuyễn và trắng.
Nước dùng nấu cháo có thể được ninh từ bất kỳ phần xương nào, nhưng ngon nhất vẫn là xương đuôi. Xương sau khi được ninh nhừ sẽ có nước dùng ngọt thanh mà không bị ngấy. Khi đã có nước xương hầm, người làm sẽ cho từng phần bột nhỏ vào lòng bàn tay và se lại thành sợi to bằng đầu đũa rồi thả vào nồi nước dùng đang sôi. Công đoạn này khá mất thời gian nên thường có 2 đến 3 người cùng làm. Những sợi bột được se khéo léo thả trong nước đã sôi già nên chín nhanh mà không dính vào nhau. Thi thoảng, người nấu sẽ dùng đôi đũa dài, khuấy nhẹ để các sợi bột ngắt ra thành những đoạn ngắn, vừa miệng.
2. Chơi gì vui khi đến huyện Đan Phượng (Hà Nội):
The Phoenix Garden Đan Phượng
Khu sinh thái Đan Phượng The Phoenix Garden tọa lạc tại huyện Đan Phượng, cửa ngõ phía Tây Hà Nội. Dù cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20km nhưng đây là khu đô thị sinh thái cao cấp gần trung tâm Hà Nội nhất. Và có tuyến đường nối thẳng từ trung tâm thành phố đến huyện Đan Phượng nên bạn có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều phương tiện.
Nếu sử dụng phương tiện là xe máy, bạn chỉ cần đi theo QL32 đến thẳng The Phoenix Garden. Ngoài ra, bạn có thể đi xe buýt số 20 từ Cầu Giấy đến bến xe Phùng và đi bộ hoặc xe dịch vụ một đoạn sẽ đến được khu đô thị Đan Phượng.
Khi đến The Phoenix Garden bạn có thể vào cổng tự do, và để chụp hình với vườn hoa thì chỉ cần mua vé với giá 20k/người. Trước khi đi bạn nên xác định trước là đi dã ngoại hay check-in để chuẩn bị đầy đủ và phù hợp nhé. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể không check-in với khung cảnh tuyệt vời này nên bạn cứ chọn cho mình bộ đồ thật đẹp.
Tất cả thiết kế bên trong đô thị đều hướng đến việc tạo ra những sản phẩm biệt thự sinh thái cao cấp. Mang đến không gian sống đẳng cấp, thượng lưu đảm bảo nhu cầu sống xanh-sạch- đẹp và bền vững.
Bên trong nội khu đô thị được đầu tư xây dựng các dịch vụ tiện ích như nhà trẻ, trạm y tế, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, công viên vườn hoa và khu thể thao cao cấp. Đặc biệt, The Phoenix Garden còn được tô điểm bởi được cánh đồng hoa dạng bậc thang rực rỡ, và một công trình kiến trúc tạo điểm nhấn cho cả khu đô thị là ngôi chùa Đại Từ Ân – nơi hoạt động tín ngưỡng của người dân trong vùng.
Ngoài ra, khu đô thị Đan Phượng còn có hệ thống cảnh quan đa dạng như hệ thống cây xanh, vườn hoa, hồ nước,… mang đến sự cân bằng với thiên nhiên, đáp ứng yêu cầu của khu đô thị sinh thái. Với cảnh quan của khu đô thị cao cấp, nơi đây là địa điểm tuyệt vời để bạn cùng người thân, bạn bè,…đến dã ngoại vào cuối tuần.
Chùa Đại Từ Ân – điểm nhấn trong lòng đô thị
Khu sinh thái cao cấp The Phoenix Garden còn nổi bật bởi ngôi Chùa Đại Từ Ân tọa lạc ngay bên trong khu đô thị. Chùa có diện tích 19.275 m2 được thiết kế hình chữ Công, theo phong cách truyền thống Phật giáo Đại thừa Bắc tông và tượng Phật Thích Ca cao 25m đặt giữa trung tâm. Sự hiện diện của chùa và tượng Phật uy nghiêm đã mang lại cảm giác bình an và linh thiêng cho cư dân trong khu đô thị và cả du khách đến thăm.
Từ khi hoàn thành xây dựng, chùa Đại Từ Ân đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho người dân bên trong và ngoài khu sinh thái Đan Phượng. Chùa thường tổ chức các khóa tu hàng tháng và các lễ quan trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan,…Một nơi thanh tịnh giữa khu đô thị cao cấp đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi và du khách từ xa đến thăm.
Chùa được xây dựng vào năm 2010, một công trình để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Và tên Đại Từ Ân của Chùa để tỏ lòng thành của người dân với ơn lớn của Đức Phật đã cứu độ chúng sinh. Hiện nay, ngôi chùa Đại Từ Ân đã vinh dự trở thành trường Trung cấp Phật học Hà Nội.
Vinhomes Wonder park Đan Phượng
Vinhomes Wonder park Đan Phượng, khu vui chơi trẻ em trong nhà và ngoài trời được bố trí và trang bị các trò chơi lành mạnh nhằm kích thích khả năng sáng tạo, vận động toàn diện cho trẻ nhỏ. Với hệ thống các loại hình vui chơi đa dạng, khu vui chơi cũng là nơi các em nhỏ cũng như phụ huynh tìm ra được sở thích, sở trường, đam mê và khả năng sáng tạo của con em mình.
Đồng thời khu vui chơi giải trí cho các em nhỏ tại dự án Vinhomes Wonder park Đan Phượng được thiết kế rộng rãi, sạch sẽ, tiện nghi cũng là nơi các bậc phụ huynh có thể chọn lựa làm nơi tổ chức sinh nhật, các hoạt động ngoại khóa cho các con em mình vào những dịp đặc biệt như 1-6, Trung thu, hay tổ chức một bữa tiệc sinh nhật đầy thú vị. Các em học sinh có thể thực hành, học bơi tại khu vực bể bơi dành cho trẻ em, tìm hiểu hệ sinh thái quanh mặt hồ.
3. Những di tích lịch sử nên ghé thăm khi đến huyện Đan Phượng (Hà Nội):
Chùa Hải Giác một di tích lịch sử quý báu của Việt Nam đó cũng là “Vốn cổ quý giá” được bộ văn hóa thông tin thể thao và du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991. Ngôi chùa này gắn liền với nhiều giá trị nghệ thuật cũng như đóng góp vào những sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chùa Hải Giác được xây dựng trên khu đất bằng phẳng tại rìa làng Hạ Mỗ cho đến tận ngày nay ngôi chùa này vẫn giữ gìn được nguyên vẹn những di tích, kiến trúc lâu đời. Ngôi chùa này có đủ cả trăm gian nối tiếp được miêu tả: “Chùa làng có đủ trăm gian/Nội công ngoại quốc rõ ràng chẳng sai.”
Địa chỉ: Hạ Mỗ – Đan Phượng – Hà Nội.
Đình Đại Phùng di tích lịch sử được bộ văn hóa thông tin, du lịch xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia năm 1991. Ngôi đền này cũng được gắn liền với ” Công trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” Đình Đại Phùng một di tích lịch sử thờ vị thần Tích Lịch Hòa Quang và danh tướng Vũ hùng. Đến thăm ngôi đình này bạn sẽ được chiêm ngưỡng những kiến trúc nghệ thuật lâu đời từ các niên đại trước.
Địa chỉ: Đan Phượng – Hà nội.
Đình Chùa Hạ Hội di tích lịch sử – Kiến Trúc Nghệ Thuật được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991. Ngôi đình này thờ Thành Hoàng Đinh Công Tuấn. Một vị anh hùng dân tộc vào thế kỷ 13 dưới thời đại nhà Trần. Ông được nhiều các đời vua Trần, Lê, Nguyễn,.. sắc phong “Đinh Lang Tướng quân Phúc Đẳng Hạ Thần”, đến tận ngày này ngôi đình này vẫn di nguyên được các sắc phong đó. Có dịp ghé qua Tân Lập, Đan Phượng bạn hãy vào thăm ngôi đình di tích lịch sử này nhé.
Địa chỉ: Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội.
THAM KHẢO THÊM: