Đất quốc phòng là một trong những loại đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn an ninh tổ quốc, vì thế luôn nằm trong sự quan tâm đặc biệt của nhà nước. Câu hỏi đặt ra là: Ai được sử dụng đất quốc phòng? Và có được cho thuê đất quốc phòng hay không?
Mục lục bài viết
1. Ai được sử dụng đất quốc phòng?
Nhìn chung thì theo quy định của pháp
Theo Điều 50 của
– Một trong những chủ thể sử dụng đất quốc phòng an ninh đầu tiên đây là các đơn vị trực thuộc bộ quốc phòng và bộ công an, ví dụ như cục pháo binh, quốc phòng không, cục hàng không, cục dân quân và cục quân khí… Nhìn chung thì các cơ quan này là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị thực hiện việc đóng quân theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 50 của nghị định.
Ngoài ra thì Bộ Quốc phòng và Bộ Công an còn là người sử dụng đất đối với các loại đất được sử dụng làm căn cứ quân sự hoặc được sử dụng để xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia và các địa chất cũng như là đất đó được thể dùng xây dựng các công trình đặc biệt liên quan đến lĩnh vực quốc phòng an ninh. Các chủ thể này còn được sử dụng các loại đất nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm cả đất thuộc các khu vực của Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho bộ quốc phòng và bộ công an tiến hành quản lý bảo vệ cũng như sử dụng.
– Các đơn vị mà trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với các loại đất được dùng để làm ra và cầm quân sự, Đất được sử dụng để xây dựng các công trình công nghiệp khoa học và các công trình công nghệ nhằm phục vụ trực tiếp cho mục đích quốc phòng an ninh, Đất được sử dụng để xây dựng các kho tàng cho lực lượng vũ trang nhân dân cũng như các trường bánh hoặc thao trường, xây dựng bãi thử vũ khí hoặc bãi hủy diệt vũ khí, bao gồm cả đất xây dựng nhà trường cũng như bệnh viện hoặc nhà an dưỡng dành cho các lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc chạy ra và cơ sở giáo dục giáo dưỡng thuộc sự quản lý bảo vệ của bộ quốc phòng và bộ công an.
– Chủ thể sử dụng đất quốc phòng an ninh được xác định là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, Ban chỉ huy quân sự quận huyện thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, công an tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc công an huyện quận thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc công an phường thị trấn bao gồm cả đồn biên phòng được xác định là người sử dụng đất đối với loại đất để xây dựng trụ sở.
2. Có được cho thuê đất quốc phòng không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 6 Nghị quyết số 132/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, thì đất quốc phòng, an ninh không thể cho thuê vì:
Thứ nhất, đất quốc phòng an ninh phải được sử dụng đúng với mục đích theo quy định tại Điều 148 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành, theo đó việc sử dụng đất quốc phòng an ninh phải đúng với các mục đích được quy định tại Điều 61 của Luật Đất đai năm 2013, cụ thể gồm:
– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh;
– Xây dựng căn cứ quân sự bao gồm cả không quan, hải quân và đặc công;
– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng ga, cảng quân sự để phục vụ cho quá trình neo đậu và cư trú;
– Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí và bãi hủy vũ khí;
– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Nghị quyết 132/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, quy định quyền và nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:
– Đất quốc phòng không được bồi thường về tài sản và đất gắn liền với đất khi các cơ quan đơn vị có thẩm quyền bao gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh;
– Đất quốc phòng an ninh không được phép tham gia vào các giao dịch như tặng cho, chuyển nhượng hay cho thuê quyền sử dụng đất; đồng thời cũng không được góp vốn, thế chấp, bằng quyền sử dụng đất ngoài ra cũng không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất;
– Phải ử dụng đất quốc phòng an ninh và tài sản gắn liền với đất để thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo đúng phương án đã được phê duyệt trước đó;
– Được hưởng kết quả đầu tư trên đất bao gồm cả thành quả lao động;
– Tiến hành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất hằng năm.
3. Cơ quan quản lí mục đích sử dụng đất quốc phòng an ninh:
Theo quy định tại Điều 148 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành có quy định về thẩm quyền quản lý đối với loại đất dùng vào mục đích quốc phòng an ninh như sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành và có thẩm quyền trong việc thực hiện quản lí nhà nước đối với việc sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh trên địa bàn quản lí hành chính của địa phương đó.
Thứ hai, Bộ công an và bộ quốc phòng thì giữ trách nhiệm về quyền hạn trong việc phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tiến hành rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
4. Có được chuyển mục đích sử dụng của đất quốc phòng, an ninh không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có quy định cho phép chuyển mục đích quyền sử dụng đất đối với đất quốc phòng an ninh. Đối với những khu đất mà có giá trị kinh tế lớn cụ thể là có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên với giá tính là giá đất được xác định trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thay đổi năm năm một lần, không có nhu cầu để phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự và quốc phòng an ninh cũng như an nguy của đất nước thì sẽ phải tiến hành báo cáo bằng văn bản cho Thủ tướng Chính phủ. Khi nhận được báo cáo đó thì Chính phủ sẽ tiến hành xem xét và quyết định về việc có nên chuyển mục đích sử dụng đối với đất quốc phòng đó hay không, sau đó sẽ tiến hành phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có địa phương đó để tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất trước đó đã sử dụng và đích quốc phòng an ninh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–