Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, được thành lập nhằm hợp tác, tương trợ trong phát triển kinh tế - xã hội. Vậy ai là người có quyền tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã theo quy định pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Ai được quyền tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã?
Hợp tác xã là loại hình hợp tác kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, đây là hình thức tổ chức kinh tế tập thể, do các thành viên tự nguyện sáng lập với mục đích hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Theo quy định pháp luật hiện hành, hợp tác xã phải được thành lập bởi ít nhất 07 thành viên, trên tinh thần tự nguyện hợp tác, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật hợp tác xã 2023, hội nghị thành lập hợp tác xã sẽ do sáng lập viên tổ chức theo quy định của pháp luật. Sáng lập viên hợp tác xã bao gồm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã.
* Nội dung thông qua trong hội nghị thành lập hợp tác xã:
Sáng lập viên họp tác xã và các thành hần tham dự hội nghị thành lập hợp tác xã sẽ thảo luận, thống nhất các nội dung sau đây trong hội nghị thành lập hợp tác xã:
– Thảo luận về dự thảo điều lệ và thông qua điều lệ hợp tác xã;
– Phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã,
– Dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên.
Như vậy, sáng lập viên của hợp tác xã là người có quyền tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã.
2. Ai có quyền tham dự hội nghị thành lập hợp tác xã?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật hợp tác xã 2023, thành phần tham gia hội nghị thành lập hợp tác xã bao gồm:
– Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là tổ chức;
– Cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã;
– Đại diện của các tổ chức đại diện có thể được mời tham gia hội nghị nhưng không có quyền biểu quyết.
* Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023, điều kiện trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã hợp tác xã được quy định như sau:
– Đối với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trong nước, muốn trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Cá nhân phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam (Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã);
+ Pháp nhân Việt Nam.
– Đối với cá nhân là người nước ngoài muốn trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam.
+ Đáp ứng các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
3. Trình tự thủ tục thành lập hợp tác xã:
– Xác định nhu cầu hợp tác:
Sáng lập viên cần xác định rõ nhu cầu hợp tác trước khi thành lập hợp tác xã. Đây là bước đầu và cũng là vấn đề quan trọng, xuyên suốt quá trình phát triển của hợp tác xã. Các thành viên của hợp tác xã cần xác định được lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phù hợp; khả năng của hợp tác xã, phân tích thuận lợi khó khăn khi hoạt động; xác định đối tác cùng hợp tác kinh doanh; chính sách, phương án hỗ trợ của cấp chính quyền địa phương. Sau khi xác định được những yếu tố này, việc thành lập hợp tác xã sẽ trở nên có phương hướng và mục tiêu rõ ràng. Điều này giúp ích cho quá trình hoạt động và phát triển sau này của hợp tác xã.
– Sáng lập và làm công tác vận động thành lập hợp tác xã.
Việc thành lập hợp tác xã được thực hiện bởi sáng lập viên, đây là người có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thành lập và phát triển của hợp tác xã. Sáng lập viên phải là người có tiếng nói, có khả năng kết nối các thành viên tham gia, có hiểu biết pháp luật và hiểu biết kinh doanh, là người có khả năng điều hành và lập kế hoạch về hoạt động của hợp tác xã.
Sau khi đã xác định được sáng lập viên, sáng lập viên báo cáo bằng văn bản về việc thành lập, nơi đóng trụ sở, phương hướng, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi hợp tác xã đặt trụ sở.
– Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã:
Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức. Về thành phần tham dự bao gồm sáng lập viên (có thể là cá nhân, người đại diện của cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc địa diện theo ủy quyền của pháp nhân) và các thành viên của hợp tác xã hoặc các cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã.
Ngoài ra còn phải có cả thành phần khách mời đến từ đại diện chính quyền, đại diện phòng ban ở địa phương như là Đại diện đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã phường, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên minh hợp tác xã tỉnh…
– Đăng ký thành lập hợp tác xã:
Trước khi hoạt động, hợp tác xã, phải tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã, dự định đặt trụ sở chính (Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã là Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính).
+ Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã gồm 01 bộ hồ sơ bao gồm:
++ Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã (theo mẫu tại Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT);
++ Điều lệ của hợp tác xã;
++ Phương án sản xuất kinh doanh;
++ Danh sách thành viên của hợp tác xã;
++ Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên của hợp tác xã;
++ Nghị quyết của Hội nghị thành lập về những nội dung đã được biểu quyết thông qua trong hội nghị thành lập hợp tác xã.
Lưu ý:
+ Người đại điện hợp pháp của hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai trong hồ sơ.
+ Thời hạn giải quyết để Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hợp tác xã năm 2023;
– Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số