Trong xã hội hiện nay, vẫn còn xuất hiện đối tượng không thể tự mình chăm sóc, chi trả hàng tháng cho bản thân được. Do đó, cần đến các chính sách an sinh xã hội để đảm bảo cuộc sống. Vậy, ai được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng?
Mục lục bài viết
1. Ai được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng?
Theo quy định hiện nay tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, về đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm:
– Đối với trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì được hỗ trợ chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng:
+ Đối với trẻ bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ tuy nhiên người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; mồ côi cha hoặc mẹ tuy nhiên người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam.
+ Đối với trẻ em dưới 16 tuổi cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc, cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
+ Cha hoặc mẹ đang bị tuyên bố mất tích theo quy định và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Cha hoặc mẹ đang được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người đủ 16 tuổi thuộc diện quy định trên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, tuy nhiên tối đa không quá 22 tuổi.
– Trẻ em đang bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
– Người đang thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo chưa có chồng, chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
– Người cao tuổi thuộc một trong những trường hợp quy định sau đây:
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo và không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc trường hợp có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người phụng dưỡng lại đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+ Đối với người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên mặc dù không thuộc diện người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo nhưng không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội, không có điều kiện sống ở cộng đồng.
– Người bị khuyết tật nặng, người bị khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Đối với trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tuy nhiên không thuộc đối tượng quy định tại các mục trên mà đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người đang nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo và không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như: tiền công, tiền lương, tiền lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
2. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng:
2.1. Thủ tục thực hiện và điều chỉnh hỗ trợ chi phí hàng tháng:
Theo quy định hiện nay về việc thực hiện, điều chỉnh thôi lương trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cụ thể tại Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì:
Đối với người giám hộ của đối tượng hoặc đối với tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Sai khi nộp hồ sơ thì người đó cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
– Văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn hoặc sổ hộ khẩu của đối tượng ; thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân;
– Đối với trẻ em thì nộp giấy khai sinh với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
– Giấy tờ xác nhận cơ quan y tế có thẩm quyền về trường hợp bị nhiễm HIV của đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
– Đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai thì giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền ;
– Đối với trường hợp khuyết tật thì nộp giấy xác nhận khuyết tật.
– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ xác minh và trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt. Trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng thì Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc.
– Nếu có khiếu nại, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, .
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
2.2. Người được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng chết thì sao?
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng. đối với trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.
– Thời gian thôi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, nuôi dưỡng hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
3. Thủ tục chi trả được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng:
Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
– Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng xin được hưởng trợ cấp có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 03 ngày làm việc.
– Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng trong trường hợp đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:
+ Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đó đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.