Các hình thức xuất ngũ? Cơ quan giải quyết xuất ngũ? Hồ sơ xuất ngũ gồm những gì? Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân trong giải quyết việc xuất ngũ?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ cao cả của công dân khi phục vụ trong Quân đội nhân dân. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự công dân sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ (phục vụ trong các lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân) và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (đây là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của lực lượng thường trực). Xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là thực hiện việc chuyển ra khỏi biên chế lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân sang phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định của
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Các hình thức xuất ngũ:
1.1. Xuất ngũ khi hết thời gian phục vụ tại ngũ:
– Hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ đúng thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn theo quy định ” Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.”
– Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sau thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn theo quy định và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể “Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.”
1.2. Những trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn:
Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:
– Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại
– Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
+ Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
+ Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
– Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau:
+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
+ Một anh hoặc một em của liệt sĩ;
+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
– Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong thời gian kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn hoặc không đủ tiêu chuẩn sức khỏe hoặc không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định, thì được giải quyết xuất ngũ.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết xuất ngũ:
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.
– Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
– Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn.
– Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương, nếu cá nhân được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có nguyện vọng xin làm thủ tục chuyển đến nơi tiếp nhận vào làm việc, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xem xét, giải quyết theo quy định.
3. Hồ sơ xuất ngũ gồm những gì?
3.1. Trường hợp xuất ngũ đúng thời hạn và xuất ngũ sau thời hạn:
Trường hợp xuất ngũ đúng thời hạn và xuất ngũ sau thời hạn, hồ sơ gồm:
– Lý lịch nghĩa vụ quân sự.
– Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Phiếu quân nhân.
– Nhận xét quá trình công tác.
– Quyết định xuất ngũ: 05 bản (đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; cơ quan tài chính đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về 01 bản; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ 02 bản, trong đó 01 bản dùng để nộp cho cơ sở dạy nghề nơi hạ sĩ quan, binh sĩ đến học nghề).
– Giấy tờ khác liên quan (nếu có).
3.2. Trường hợp xuất ngũ trước thời hạn:
Trường hợp xuất ngũ trước thời hạn, hồ sơ gồm:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ từ đủ 01 tháng trở lên, nếu không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ, thì hồ sơ xuất ngũ thực hiện theo quy định trên (quyết định xuất ngũ ghi rõ lý do xuất ngũ) và kèm theo một trong các văn bản sau:
– Biên bản giám định sức khỏe của Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc biên bản giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định.
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là gia đình có hoàn cảnh khó khăn theo quy định.
– Văn bản của cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định.
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ dưới 01 tháng, nếu không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ thì chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ, kèm theo hồ sơ nhập ngũ bàn giao trả về địa phương cấp huyện nơi giao quân theo quy định.
4. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân trong giải quyết việc xuất ngũ:
Chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm:
– Thực hiện giải quyết xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ; tổ chức lễ tiễn và đưa hạ sĩ quan, binh sĩ về bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương theo quy định.
– Thông báo thời gian xuất ngũ trước 30 ngày đến hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương.
Các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm: Giúp chỉ huy đơn vị giải quyết đầy đủ thủ tục, hồ sơ, chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi xuất ngũ; lập danh sách hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ gửi đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về để quản lý và đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về có trách nhiệm: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức đón nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương theo quy định; đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể:
– Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
-Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
– Được trợ cấp tạo việc làm;
– Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
-Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
– Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của
– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về có trách nhiệm xem xét, giải quyết cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hạ sĩ quan, binh sĩ nhận được quyết định xuất ngũ, phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
Tóm lại, xuất ngũ là việc quân nhân được phép rời khỏi quân đội để trở về đời sống dân sự sau khi hết hạn phục vụ tại ngũ, hoặc tuy chưa hết hạn tại ngũ nhưng không thể tiếp tục phục vụ trong quân đội vì không đủ sức khỏe hoặc vì lý do chính đáng và các cơ quan có thẩm quyền nêu trên sẽ có trách nhiệm xem xét và giải quyết việc xuất ngũ cho các quân nhân theo quy định của pháp luật.