Ai có quyền khởi kiện khi người khác lấn chiếm đất công? Khởi kiện hàng xóm vì lấn chiếm ngõ chung là đất công cộng.
Tóm tắt câu hỏi:
Có bốn gia đình đi chung một ngõ cụt, nay một gia đình ở ngoài cùng lấn chiếm ngõ nên xe ô tô không vào được các nhà nằm ở phía trong nữa. Các gia đình ở trong đã có đơn và ủy ban nhân dân thị trấn đã tổ chức hòa giải nhưng không thành. Các gia đình đã gửi đơn kiện lên
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật tố tụng dân sự 2004.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 168 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 về các trường hợp
“1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hiệu khởi kiện đã hết;
b) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
d) Hết thời hạn được
thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;đ) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
e) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.”
Theo thông tin bạn cung cấp, có thể thấy,
Căn cứ Điều 56 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 về đương sự trong vụ án dân sự:
“1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm
…”
Lấn chiếm lối đi chung của tập thể trái phép, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của tập thể, như vậy, theo căn cứ nêu trên tập thể có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa án địa phương để yêu cầu giải quyết. Do đó, việc Tòa án nhân dân huyện trả lại đơn khởi kiện với lý do các gia đình trong ngõ không có quyền khởi kiện là hoàn toàn không chính đáng.
>>> Luật sư
Cũng theo khoản 2 Điều 168 nêu trên, khi trả lại đơn khởi kiện Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn kiện để người khởi kiện có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
Quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Điều 170 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004, theo đó: Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện nếu người khởi kiện xét thấy việc trả lại đơn khởi kiện của mình với lý do Tòa án đưa ra không đúng như các trường hợp pháp luật quy định.
Trong trường hợp của gia đình bạn, vì đã quá thời hạn thực hiện quyền khiếu nại (3 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại đơn khởi kiện) nên theo quan điểm của chúng tôi, gia đình bạn nên tiếp tục viết đơn khởi kiện về việc lấn chiếm lối đi chung gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết, nếu vẫn bị Tòa án huyện trả lại đơn, trong thời hạn 3 ngày nêu trên, gia đình bạn có quyền gửi đơn khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân huyện để yêu cầu giải quyết.