Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Tìm hiểu về tín dụng đầu tư dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Tín dụng đầu tư là gì?
Tín dụng đầu tư của Nhà nước là sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hình thức tín dụng để tài trợ các dự án đầu tư phát triển thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, khu vực Nhà nước cần khuyến khích đầu tư. Hoạt động quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng phát triển và việc tổ chức triển khai công tác tín dụng đầu tư của Nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư là một kênh vốn quan trọng của vốn Nhà nước đáp ứng cho đầu tư phát triển ngoài các kênh vốn khác như vốn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ,…
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có những đặc điểm khác biệt so với vốn tín dụng thương mại, được thực hiện bởi những chính sách riêng về huy động vốn, phương thức tổ chức thực hiện, đối tượng được sử dụng, cách thức hỗ trợ…
Trên thực tế, tín dụng đầu tư của Nhà nước ra đời đã đáp ứng được mục đích của Nhà nước chuyển từ bao cấp vốn sang hỗ trợ dưới dạng cho vay có hoàn trả. Ưu điểm của hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước là các hoạt động đầu tư được sử dụng nguồn vốn Nhà nước để tạo ra nguồn thu có khả năng hoàn trả Khoản vốn đã sử dụng. Nhờ đó tín dụng đầu tư của Nhà nước không chỉ góp phần tập trung được các nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn của Nhà nước. Thông qua tín dụng đầu tư, Nhà nước có thể mở rộng và chủ động trong việc giải quyết các mục tiêu dài hạn.
Tín dụng đầu tư trong tiếng Anh là “investment credit”.
2. Các hình thức tín dụng đầu tư:
Thứ nhất, Cho vay đầu tư. Cho vay đầu tư là việc ngân hàng phát triển cho các chủ đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư phát triển.
Thứ hai, Bảo lãnh tín dụng đầu tư. Bảo lãnh tín dụng đầu tư là việc tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước (tổ chức bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay.
Thứ ba, Hỗ trợ sau đầu tư. Hỗ trợ sau đầu tư là việc tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay. Đây là hình thức trợ cấp bằng tiền cho các doanh nghiệp, không có ràng buộc về trách nhiệm giữa doanh nghiệp và tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước.
3. Quy định về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển:
Thứ nhất, Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định.
Trường hợp các dự án nêu trên đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính nhà nước khác thì không được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định.
Thứ hai, Điều kiện cho vay
Khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Thuộc đối tượng cho vay.
– Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.
– Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay.
– Có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.
– Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay.
– Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay.
– Khách hàng thực hiện chế độ hạch toán kế toán,
Thứ ba, Mức vốn cho vay và giới hạn cho vay
– Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức vốn cho vay đối với từng dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và đảm bảo giới hạn tín dụng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Thứ tư, Thời hạn cho vay
– Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định tại Khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thứ năm, Lãi suất cho vay
– Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp.
– Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định tại Khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
– Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh.
– Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
Thứ sáu, Đồng tiền cho vay
– Đồng tiền cho vay và thu hồi nợ là đồng Việt Nam.
– Đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thứ bảy, Thời hạn ân hạn
Thời hạn ân hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định phù hợp với thời gian đầu tư, triển khai hoạt động và nguồn tiền trả nợ của khách hàng.
Thứ tám, Thực hiện giải ngân và thu nợ
Ngân hàng Phát triển Việt Nam trực tiếp giải ngân, thu nợ hoặc ủy thác cho các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp ở trong nước thực hiện giải ngân, thu nợ, quản lý tài sản đảm bảo, tuân thủ các quy định của pháp luật về ủy thác, nhận ủy thác, cho vay hợp vốn của các tổ chức tín dụng.
Thứ chín, Trả nợ vay
– Khách hàng có nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầy đủ và đúng hạn theo đúng
– Trong thời gian ân hạn, khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.
– Kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng vay vốn không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ thì số nợ gốc đến hạn nhưng chưa trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định.
Thứ mười, Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay trên cơ sở khả năng tài chính của ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng.
– Tổng thời gian gia hạn nợ đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay tối đa không quá 12 năm và các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam hướng dẫn hồ sơ, thủ tục điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay cho khách hàng.
Mười một, Về Phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro
– Việc phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam được trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý các rủi ro do khách hàng không trả được nợ và được tính vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể như sau:
+ Đối với dự phòng chung, mức trích lập bằng 0,75% tổng dư nợ;
+ Đối với dự phòng rủi ro cụ thể, mức trích lập do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, tối đa không quá mức trích lập đối với từng nhóm nợ theo quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với các ngân hàng thương mại trên cơ sở kết quả phân loại nợ, tình hình thu – chi tài chính.
Mười hai, Xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro
– Việc xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng quy định của pháp luật, giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, khách hàng vay vốn và các cơ quan liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ.
– Các giải pháp xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bao gồm: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khoanh nợ, chuyển ngoại bảng để xử lý, xóa nợ gốc, xóa nợ lãi và bán nợ.
– Việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro được thực hiện theo Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Mười ba, Nguồn vốn thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng nguồn vốn hợp pháp bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động trong nước và ngoài nước, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–