Tranh chấp lao động là điều không thể tránh khỏi giữa người lao động và người sử dụng lao động. Với mối quan hệ đặc thù, hòa giải tranh chấp lao động là một trong những phương thức được ưu tiên sử dụng cũng như yêu cầu bắt buộc áp dụng để giải quyết đa số các loại tranh chấp lao động.
Mục lục bài viết
1. Hòa giải tranh chấp lao động là gì?
Hòa giải là quá trình các bên tranh chấp đưa tranh chấp giữa họ ra trước một người thứ ba trung lập để giải quyết. Người thứ ba trung lập đó căn cứ vào tình tiết của vụ việc và tình hình giữa các bên để giúp đỡ các bên đạt được một thỏa thuận có thể chấp nhận được. Từ đó có thể hiểu hòa giải tranh chấp lao động là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động, các bên tranh chấp đưa tranh chấp của mình ra trước một cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Cần phải phân biệt việc thương lượng giải quyết tranh chấp lao động với hòa giải tranh chấp lao động. Nếu như quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp lao động là quá trình các bên tự vận động trong một khuôn khổ do các bên tự sắp đặt với một điều kiện là đảm bảo tính hợp pháp. Tuy nhiên, quá trình này dễ làm cho các bên đi đến mẫu thuẫn căng thẳng hơn, không muốn hoặc không có khả năng cùng nhau đi đến giải quyết tranh chấp. Còn đối với phương thức hòa giải, có sự tham gia của người thứ ba trung lập vào quá trình hòa giải. Người thứ ba trung lập có thể là cá nhân, có thể là tổ chức, được lựa chọn hoặc thành lập trên cơ sở các quy định của pháp luật. Người hòa giải là người không có quyền lợi liên quan đến một trong các bên hòa giải.
Người hòa giải phải có hiểu biết về các vấn đề lao động, xã hội và pháp luật lao động, đồng thời phải có kĩ năng hòa giải để thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của mình với sự giúp đỡ của bên thứ ba sẽ dễ dàng tìm được các phương thức, phương án khả quan để giải quyết tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, người hòa giải có quyền điều khiển, kiểm soát các hoạt động của các bên trên cơ sở các quy tắc hòa giải, đồng thời sẽ đưa ra những chỉ dẫn và gợi ý về mặt nội dung để các bên lựa chọn và cùng quyết định. Bên cạnh đó, người hòa giải còn có trách nhiệm giúp các bên cả về các thủ tục, tinh thần, thái độ tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Với phân tích như trên, cần tránh suy nghĩ là người hòa giải sẽ có quyền áp đặt ý chí , buộc các bên phải tranh chấp phải tuân theo quyết định về nội dung của vụ tranh chấp vì quyền định đoạt là của các bên, nên việc giải quyết tranh chấp là do các bên hoàn toàn định đoạt và quyết định.
Hòa giải tranh chấp lao động trong tiếng Anh là “The mediation of labor disputes“
2. Tranh chấp lao động nào cần phải qua thủ tục hòa giải:
Về tranh chấp lao động cá nhân thì theo Khoản 1 Điều 188
“Các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”
Tại
Còn với tranh chấp lao động tập thể thì “Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.”(Khoản 2 Điều 191). Và tại Khoản 2 Điều 195: “Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.” Như vậy, đối với tranh chấp lao động tập thể cũng phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi đưa ra các cơ quan khác để giải quyết
3. Người có thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động:
Bộ Luật lao động 2019 quy định người có thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động độc lập là Hòa giải viên lao động
Theo quy định pháp luật hiện hành, hòa giải viên lao động là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người đang chấp hành án; đã có 3 năm làm việc ở lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động và có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động. Hòa giải viên do Chủ tịch UBND cấp tỉnh
4. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động:
4.1 Các thành phần tham gia:
– Người hòa giải: là những chủ thể có thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động ( Hòa giải viên lao động)
– Các bên tranh chấp: Các bên tranh chấp tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên được trợ giúp trong quá trình hòa giải. Một trong các bên tranh chấp cũng có thể thực hiện sự ủy quyền cho người khác tham gia( NLĐ ủy quyền cho công đoàn, NSDLĐ ủy quyền cho nhân viên thuộc cấp)
4.2 Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động:
Tại Điều 188 Bộ Luật lao động 2019 quy định trình tự tiến hành hòa giải tranh chấp lao động cá nhân được thực hiện theo trình tự sau:
hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
-Trong quá trình hòa giải, Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động
– Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động
– Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
– Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Đối với thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể thì
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 của Điều 188 Bộ Luật lao động. Về cơ bản là giống trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân. Với tranh chấp có “sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động” “hoặc khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí ” mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
– Trình tự thủ tục theo Khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều 188 của BLLĐ 2019 (giống hòa giải tranh chấp lao động cá nhân)
– Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
– Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại Khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật này;
b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.
Ngoài đóng vai trò là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động độc lập, hòa giải tranh chấp lao động còn là một thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, Hội đồng trọng tài lao động. Tuy nhiên, thủ tục tiến hành hòa giải lao động tại Tòa án sẽ tuân theo quy định pháp luật tố tụng, thủ tục tiến hành hòa giải lao động tại Hội đồng trọng tài lao động tuân theo các quy tắc tố tụng trọng tài.