Ngày nay, Thương mại điện tử đã trở thành một phương tiện giao dịch quen thuộc của nhiều công ty thương mại lớn trên thế giới. Các giao dịch trong lĩnh vực Thương mại điện tử giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp và khách hàng khi thao tác mua bán trao đổi hiệu quả và thuận lợi hơn.
Mục lục bài viết
1. Giao dịch thương mại điện tử là gì?
Giao dịch thương mại điện tử được hiểu là cách thức tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Nói một cách dễ hiểu hơn thì giao dịch thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác.
Các hoạt động giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… thực hiện trên nền tảng điện tử
2. So sánh giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch thương mại điện tử:
2.1. Giống nhau:
– Đều là hoạt động thương mại, trao đổi buôn bán hàng hóa gây thỏa mãn cho người tiêu dùng.
– Đều mang đến nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế nước nhà, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp lao động.
2.2. Sự khác biệt:
YẾU TỐ ĐỂ SO SÁNH | THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG | THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ |
Ý nghĩa | Trao đổi trực tiếp giữa người mua và người bán. | Thực hiện các giao dịch thương mại hoặc trao đổi thông tin, điện tử thông qua Internet. |
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP | ||
Xử lý giao dịch | Xử lí thủ công 1 lần/đơn hàng Thông qua hướng dẫn sử dụng của người bán hoặc trên bao bì quy định | Có thể xử lý nhiều đơn hàng trong cùng 1 lúc trên các phần mềm máy tính. tự động phân loại xếp và hướng dẫn sử dụng trên mạng |
Thời gian thao tác | Bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của cửa hàng | Hoạt động 24/24 tự động bởi các phần mềm |
Thời gian giao dịch | Chậm, theo con người | Nhanh, tự động hóa |
Kiểm tra chất lượng | Hàng hóa có thể được kiểm tra kĩ càng bởi người mua, thử, xem và check mã kỹ càng | Hàng hóa không thể kiểm tra khi mua |
Tương tác với khách hàng | Trực tiếp | Gián tiếp qua màn hình điện thoại hoặc máy tính |
Trao đổi thông tin | Trực tiếp, Không có nền tảng thống nhất để trao đổi thông tin. | Cung cấp một nền tảng thống nhất để trao đổi thông tin. |
Phạm vi kinh doanh | Giới hạn trong một khu vực cụ thể | Phạm vi trên toàn thế giới vì dễ truy cập qua internet |
Trọng tâm tài nguyên | Quan tâm về phía cung | Tập trung về phía cầu |
Tiếp thị | Tiếp thị đại chúng (1 chiều) | Tiếp thị 1-1 |
Thanh toán | Tiền mặt, thẻ tín dụng… | Thẻ tín dụng, chuyển tiền, trả khi nhận hàng(tiền mặt)… |
Giao hàng | Ngay lập tức | Tốn thời gian |
Chi phí sản xuất | Trả những chi phí sản xuất như: Chi phí thuê văn phòng; Chi phí thuê nhân viên; Chi phí phân phối của doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, Chi phí lưu kho | Giảm thiểu đáng kể những chi phí sản xuất so với hoạt động thương mại truyền thống không cần thiết phải thuê mặt bằng lớn, tuy nhiên sẽ tốn tiền quảng cáo điện tử |
Độ kiểm kê hàng hóa | Vẫn tồn đọng tình trạng tồn kho, lệch kho | Giảm thiểu đi đáng kể, tự động kiểm kê |
Dịch vụ khách hàng | Còn bị hạn chế bởi những nhiều yếu tố như: ý tưởng, dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị… | Mang lại cho doanh nghiệp nhiều công cụ để làm hài lòng khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ trực tiếp một cách nhanh chóng |
Mở rộng kinh doanh | Tốn nhiều thời gian, chi phí để mở rộng | Có thể gia tăng ngân sách chạy quảng cáo khi quảng cáo đó hoạt động tốt mà không phải lo lắng quá nhiều về việc đáp ứng nhu cầu gia tăng |
Mức độ cạnh tranh | Tương đối thấp, nằm trong 1 khu vực kinh doanh | Tương đối cao, phạm vi cạnh tranh lớn |
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG | ||
Khả năng tiếp cận | Chậm ( vì phải tốn thời gian để tới cửa hàng) | Nhanh chóng, tiện lợi |
Chọn lựa sản phẩm | Khó khăn (vì phải di chuyển từng khu) | Dễ dàng tìm kiếm thông qua từ khóa hoặc cổng thông tin |
Giá cả | Ổn định theo thị trường | Nhìn chung có xu hướng rẻ hơn nhờ những chương trình khuyến mãi |
Thời gian mua hàng | Tốn thời gian | Tiết kiệm được khá nhiều thời gian mua hàng
|
Hang hóa như ý muốn | Mua được sản phẩm như ý vì được thử trực tiếp | Có thể không như ý vì mua qua mạng không được trực tiếp sửa |
Nhìn chung Thương mại điện tử và Thương mại truyền thống luôn chứa đựng những ưu và nhược điểm mà các nhà khởi nghiệp nên cân nhắc và đưa ra phân tích sâu sắc phù hợp với mục đích phát triển của doanh để thu lại hiểu quả tốt trong kinh doanh.
3. Các mô hình giao dịch thương mại điện tử:
Hiện tại, theo thống kê trên thế giới mô hình giao dịch thương mại điện tử được chia ra tổng cộng 9 loại mô hình với đầy đủ các đặc điểm và tính chất riêng như sau:
– B2B: Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
– B2C: Business to Consumer – Doanh nghiệp với Khách hàng
– B2E: Business to Employee – Doanh nghiệp với Nhân viên
– B2G: Business to Goverment – Doanh nghiệp với Chính phủ
– G2B: Govermen to Business – Chính phủ với Doanh Nghiệp
– G2G: Govermen to Govermen – Chính phủ với Chính phủ
– G2C: Govermen to Citizen – Chính phủ với Công dân
– C2C: Consumer to Consumer – Khách hàng với Khách hàng
– C2B: Consumer to Business – Khách hàng với doanh nghiệp
Nhưng do đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia mà việc lựa chọn mô hình giao dịch điện tử cũng khác nhau sau cho tạo dựng một môi trường kinh doanh thương mại điện tửu hiệu lực hiểu quả nhất.
Cụ thể, ở Việt Nam có 3 mô hình giao dịch thương mại điện tử chủ yếu như sau:
a) Mô hình B2B
B2B (Business to Business): được hiểu là Thương mại điện tử giữa (thương mại điện tử) các doanh nghiệp, là mối quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Mô hình B2B được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi những lợi ích của nó như giảm chi phí về việc nghiên cứu thị trường, marketing hiệu quả, độ nhận diện cao, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp với nhau, tạo ra một thị trường đa dạng mặt hàng và các bên tham gia. Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế.
Các ví dụ về thương mại điện tử B2B điển hình ở Việt Nam mà bạn có thể quen thuộc như Alibiba.com – website hàng đầu thế giới và cùng là điển hình cho mô hình thương mại điện tử B2B. Alibaba đã xây dựng nên những khu chợ thương mại điện tử với mục đích tạo một môi trường và kết hợp hàng nghìn doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Mọi giao dịch trên chợ đều được minh bạch, hoàn thiện và nhanh gọn đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí tiếp thị, phân phối sản phẩm.
b) Mô hình B2C
B2C (Business to Consumer): được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nói cách khác là việc mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua mạng internet.
Các dạng B2C chính ở Việt nam:
– Website thương mại điện tử: là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng.
– Sàn giao dịch thương mại điện tử: là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân (không phải chủ sở hữu website) tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
– Website khuyến mại trực tuyến: là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác (ví dụ như website chia sẻ mã giảm giá, voucher…).
– Website đấu giá trực tuyến: là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân (không phải chủ sở hữu website) tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Những công ty kinh doanh thành công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com, Best Buy, AliExpress…
Ở Việt Nam có Tiki, Shopee, Lazada, ……
Ngoài ra còn có các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền bao gồm BigC, Elise, HoangPhuc, Bibomart…
Lợi ích mà mô hình này đem lại tới các doanh nghiệp này đó chính là tiết kiệm chi phí bán hàng, khi chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử có khả năng tiếp xúc được lượng khách hàng khổng lồ qua internet, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng,… Người tiêu dùng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện mua hàng với các thao tác nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nhà, không mất thời gian đi lại.
c) Mô hình C2C
C2C (Consumer to Consumer): được hiểu là thương mại điện tử giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau, không phải là doanh nghiệp. Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Cụ thể, đây là các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng.
Một số hoạt động của mô hình C2C:
– Nổi tiếng nhất trong mô hình này là hoạt động đấu giá (mua hàng)
– Giao dịch trao đổi (không sử dụng tiền tệ)
– Giao dịch hỗ trợ (bảo trì, thanh toán trung gian…)
– Bán tài sản ảo (điển hình nhất là game online)
Việt nam có các website hoạt động theo mô hình C2C như chodientu.com; heya.com.vn; 1001shoppings.com… Ngoài ra có thể kể đến một số cái tên như Sendo.vn hoặc Shopee,…. Những công ty thương mại điện tử này đã xây dựng một hệ thống chợ thương mại điện tử mà ở đó các đối tác kinh doanh có thể tiếp thị và đưa bán sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.
Hoạt động của mô hình này vừa mới mẻ vừa tiện lợi khi cá nhân có thể bán cho cá nhân, cá nhân bán trở thành người kinh doanh các mặt hàng mà không cần phải trở thành pháp nhân.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Thông tư 59/2015/TT-BCT quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động;
–