Trong lĩnh vực kế toán chúng ta thường biết đến hai khái niệm vốn lưu động và vốn cố định và nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này với nhau. Cùng bài viết tìm hiểu về vốn cố định là gì? Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động?
Mục lục bài viết
1. Vốn là gì?
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vốn, tùy theo từng góc độ nhìn nhận mà có những khái niệm khác nhau. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định mọi hoạt động của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế xã hội. Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vốn luôn tồn tại ở hai hình thức cơ bản là hình thái giá trị và hình thái hiện vật.
– Xét dưới dạng hình thái của giá trị thì vốn chính là tiền – đây là hình thái ban đầu cũng và cũng chính là cuối cùng của vốn. Sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thì số vốn đó sẽ lại được thu hồi về.
– Còn xét dưới dạng giá trị của hiện vật, thì vốn được hiểu là các tư liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất như các thiết bị máy móc, nhà xưởng,…
Đối với sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó thì nguồn vốn được xem là một trong những nguồn lực chính của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy cho sự phát triển vững mạnh đất nước. Đó là những nguồn nhân lực, là nguồn vốn, toàn bộ các kỹ thuật – công nghệ hay các nguồn tài nguyên có sẵn,… Và ngoài sự tồn tại ở dạng vật chất, vốn còn được thể hiện ở các dạng tài sản vô hình như các quyền về sở hữu công nghệ, sự uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu độc quyền, kinh nghiệm tay nghề, chất xám,…
2. Vốn cố định là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng vốn cố định chính là khoản vốn tiền tệ nhất định nào đó được sử dụng để đổ vào những hoạt động đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, tài sản, công tác xây dựng. Hay đơn giản là việc lắp đặt tất cả những tài sản cố định hữu hình hay cho phép tất cả những chi phí đầu tư tới khoản tài sản cố định bất kỳ nào đó trong doanh nghiệp.
Có thể nhận thấy rằng số vốn này sẽ mang tính chất đầu tư ứng trước bởi trong trường hợp có sử dụng và đem lại hiệu quả thì sẽ không thật sự bị mất đi. Phía doanh nghiệp sẽ có thể nhanh chóng được thu về lại khi dịch vụ, sản phẩm của mình được kinh doanh một cách hiệu quả.
Vốn cố định dùng để chỉ vốn đầu tư được thực hiện trong tài sản dài hạn của công ty. Đó là một yêu cầu bắt buộc của một công ty trong giai đoạn ban đầu, nghĩa là bắt đầu kinh doanh hoặc tiến hành kinh doanh hiện tại. Đó là một phần của tổng số vốn, không được sử dụng cho sản xuất nhưng chúng được giữ trong kinh doanh hơn một năm kế toán. Bản chất của nó là gần như vĩnh viễn tồn tại dưới dạng tài sản hữu hình và vô hình của công ty.
Nhu cầu vốn cố định trong bất kỳ doanh nghiệp nào phụ thuộc vào bản chất của nó, tức là các đơn vị sản xuất, đường sắt, viễn thông, cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn cố định cao so với các công ty kinh doanh bán buôn và bán lẻ. Nó được sử dụng để thúc đẩy kinh doanh, mở rộng, hiện đại hóa và như vậy.
Do vốn cố định được đầu tư để mua các tài sản phi hiện tại như nhà máy và máy móc, đất đai & xây dựng, nội thất & đồ đạc, xe cộ, bằng sáng chế, thiện chí, nhãn hiệu, bản quyền, v.v. của công ty, do đó khấu hao được tính vào các tài sản đó do giảm giá trị của họ theo thời gian.
3. Ví dụ về vốn cố định:
Mọi loại tài sản mang tính chất cố định trong khi sử dụng cũng sẽ đều đem đến những ảnh hưởng quyết định tới việc chi phối những đặc tính luân chuyển của loại hình vốn cố định. Lấy ví dụ cụ thể như trong quá trình luân chuyển của nguồn vốn cố định sẽ gồm có những đặc tính như sau:
- Ngày nay nguồn vốn cố định tồn tại ở nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
- Nguồn vốn cố định của các doanh nghiệp cũng có thể được tiến hành chuyển giao theo từng giai đoạn, từng phần, vào ngay trong những chu kỳ cố định của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Có thể nhìn thấy rõ nhất chính là công tác tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất bất kỳ nào đó, có một số bộ phận nhất định của nguồn vốn cố định có thể sẽ được luân chuyển tới nơi khác và biến thành một khoản chi phí mang tính cố định tương ứng với những mảng đã bị hao hụt đi của những tài sản cố định trong doanh nghiệp.
4. Đặc điểm của vốn cố định:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của tài sản cố định là được sử dụng lâu dài, sau đó trong nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới.
+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm.
(Phần giá trị luân chuyển này của vốn cố định được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao tài sản cố định, tương ứng với phần giá trị hao mòn tài sản cố định).
+ Sau nhiều chu kì kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Sau mỗi chu kì kinh doanh, phần vốn cố định đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăng lên, còn phần vốn cố định đầu tư ban đầu vào tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ giảm dần them mức độ hao mòn. Cho đến khi tài sản cố định của doanh nghiệp hết thời han sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.
– Tài sản cố định (Fixed Assets) là những tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời ba điều kiện:
(1) Có giá trị lớn
(2) Thời gian sử dụng dài
(3) Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là tư liệu lao động
Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, các tư liệu lao động được coi là tài sản cố định phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng trên một năm. Các tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
– Vốn lưu động (Working Capital) là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động:
Chức năng chính của người quản lý tài chính là đảm bảo khả năng tài chính, thực hiện các mục đích khác nhau như khuyến mãi ban đầu, vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định dùng để chỉ vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định để kinh doanh. Mặt khác, vốn lưu động đại diện cho số tiền được sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày. Nó là cần thiết để hỗ trợ hoạt động đúng của hoạt động kinh doanh của công ty.
Vốn cố định và vốn lưu động là hai loại vốn chủ yếu khác nhau, dựa trên việc sử dụng chúng trong kinh doanh, tức là nếu nó được sử dụng để phục vụ các yêu cầu dài hạn, chúng là các thuật ngữ như vốn cố định, trong khi nếu nó phục vụ các yêu cầu ngắn hạn, thì nó được gọi là vốn lưu động.
Tiêu chí | Vốn lưu động | Vốn cố định |
Khái niệm | Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn | Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp |
Đặc trưng | – Vốn lưu động lưu chuyển nhanh – Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh. – Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh – Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. | – Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kì sản xuất kinh doanh của DN do TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của DN – Khi tham gia vào quá trình sản xuất khinh doanh của doạnh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm 2 phần. Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ. Bộ phận còn lại của vốn cố định dưới hình thức giá trị còn lại của TSCĐ |
Biểu hiện | Tài sản lưu động | Tài sản cố định |
Thể hiện trên BCTC | Các chỉ tiêu về tài sản lưu động như tiền và các khoản tương đương tiền, nợ phải thu….. | Chỉ tiêu tài sản cố định |
Phân loại | Phân lợi theo hình thái biểu hiện: + Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán + Vốn vật tư hàng hóa + Vốn chi phí trả về trước Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất + Vốn lưu động trong khâu sản xuất + Vốn lưu động trong khâu lưu thông | Vốn cố định được thể hiện ở thông qua tài sản cố định của doanh nghiệp Phân loại theo hình thái biểu hiện: + Tài sản cố định hữu hình + Tài sản cố định vô hình Phân loại theo tình hình sử dụng + Tài sản cố định đang dùng + Tài sản cố định chưa dùng + Tài sản cố định không cần dùng và đang chờ thanh lý |