Sở hữu tư nhân là một định nghĩa đã được đưa ra tại Bộ luật dân sự 2005, Hiện nay theo bộ luật dân sự 2015 thì sở hữu tư nhân được thay thế đó là sở hữu riêng, theo đó đây được xem là hình thức sở hữu của một cá nhân nào đó hay một pháp nhân đối với tài sản của mình. Vậy sở hữu tư nhân là gì? Chủ thể, khách thể, nội dung sở hữu tư nhân?
Mục lục bài viết
1. Sở hữu tư nhân là gì?
Về khái niệm sở hữu tư nhân thì ở
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Theo đó chúng ta có thể đưa ra được khái niệm này có phần bao quát hơn so với khái niệm sở hữu tư nhân theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2005. Vì theo quy định mới thì sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân đối với phần tài sản hợp pháp của mình. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu riêng có đầy đủ 3 yếu tố: Chủ thể, khách thể và nội dung quyền sở hữu riêng. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đây là quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
2. Chủ thể, khách thể sở hữu tư nhân:
Chủ thể của sở hữu tư nhân (sở hữu riêng)
Chủ thể của sở hữu tư nhân (sở hữu riêng) là từng cá nhân công dân. Mọi cá nhân dù trưởng thành hay chưa trưởng thành, có hay không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ đều có quyền:
Thu nhập hợp pháp là những khoản tiền hoặc hiện vật có được do kết quả lao động hợp pháp đem lại dựa trên công việc hợp pháp. Những thu nhập hợp pháp của cá nhân còn là những tài sản còn lại sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế cho nhà nước như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt. Bên cạnh đó phải kể đến các khoản tiền trợ cấp, các khoản tiền bồi thường về sức khỏe, tài sản của công dân do người có hành vi gây thiệt hại đã bồi thường, những khoản tiền lợi nhuận có được từ các giao dịch dân sự, các hoa lợi và lợi tức.
Của cải để dành hợp pháp theo quy định của pháp luật có thể là tiền hoặc vật do thu nhập hợp pháp của cá nhân mà có nhưng chi tiêu, sử dụng không hết thì được xem là của cải để dành . Của cải để dành có thể có nhiều hình thức khác nhau như có thể là cho vay, cho thuê, gửi ngân hàng…
Ở đây tài sản của cá nhân mang tính chất kế thừa trừ những trường hợp pháp luật quy định khác ví dụ như để lại thừa kế, sau khi người đó chết đi sẽ được chuyển lại cho những người còn sống theo quy định của pháp luật thừa kế.
Khách thể của sở hữu tư nhân (sở hữu riêng)
Tại Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Theo quy định đưa ra như trên thì khách thể của sở hữu riêng bao gồm:
Thứ nhất đó là những thu nhập hợp pháp, đây là khoản tiền hoặc hiện vật có được do kết quả của lao động hợp pháp đem lại cho chủ thể là cá nhân hay pháp nhân đó. Các khoản tiền thù lao và các khoản tiền thưởng do có các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, các giải pháp hữu ích được đem ra sử dụng hợp pháp theo quy định. Hay có thể là các khoản tiền nhuận bút do có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được xuất bản, triển lãm,.. được giải thưởng do trúng vé xổ số… vv những thu nhập từ kinh tế gia đình, kinh tế cá thể,.. hoặc do được thừa kế, tặng cho,..vv
Thứ hai, Ngoài ra khách thể của sở hữu riêng còn là của cải để dành có thể là tiền hoặc hiện vật (vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,..) do thu nhập hợp pháp của cá nhân mà có nhưng chi tiêu sử dụng không hết đó được gọi là của cải để dành và của cải đó sử dụng hợp pháp theo quy định. Của cải để dành có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay, thuê, chôn giấu. Đây là những tài sản mà cá nhân chưa dùng đến thì có thể sử dụng cho các mục đích khác như sinh lời nhưng không được vi phạm quy định pháp luật
Thứ ba, chúng tôi đề cập đến chính là nhà ở tư liệu sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về chỗ ở của cá nhân hoặc gia đình nào đó. khách thể ở hữu riêng có thể là nhà ở là công trình được công dân xây dưng, mua, được thừa kế, tặng cho hoặc do đổi chác. Nhà ở có thể là công trình kiến trúc kiên cố, bán kiên cố hoặc đơn sở nhưng là nơi công dân dùng để ở, nghỉ ngơi, là nơi sinh sống chính của công dân theo quy định. Theo đó thì nhà ở là tư liệu tiêu dùng đặc biệt vì nó biểu hiện rõ khả năng kinh tế, văn hóa, thẩm mĩ của công dân và trong quá trình sử dụng có thể phát sinh lợi nhuận về tài sản. Cơ cấu nhà được thể hiện qua diện tích chính, phụ nhưng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và mục đích để ở của người dân sinh sống. Nhà và các công trình xây dựng cũng có thể là tài sản riêng có giá trị của các pháp nhân được sử dụng làm văn phòng, trụ sở, kho bãi hoặc mục đích khác nhưng không được trái quy định của pháp luật
Cuối cùng là tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất, đây là những tài sản phục vụ cho nhu cầu đi lại, hay phục vụ các nhu cầu như giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi,.. thỏa mãn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của cá nhân. Tư liệu sản xuất bao gồm vốn và các tài sản khác như nhà kho hay nhà xưởng, các loại máy móc thiết bị mà cá nhân, pháp nhân được quyền sử dụng và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy các cá nhân, pháp nhân có toàn quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của cá nhân hay pháp nhân đó để có thể sử dụng đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh theo quy định. Ngoài các tài sản trên còn bao gồm những loại tài sản khác và các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản, những gì phụ thuộc vào tài sản đó do thuộc tính tự nhiên hay nhân tạo… đều là khách thể của sở hữu riêng.
3. Nội dung của sở hữu tư nhân ( sở hữu riêng):
Nội dung quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được thể hiện ở việc làm chủ, chi phổi tài sản thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản (Điều 206 Bộ luật dân sự 2015).
Tại Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Từ quy định đưa ra như trên chúng ta có thể thấy pháp luật quy định về quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu riêng hay còn gọi là được pháp luật dân sự khuyến khích tạo điều kiện để có thể giải phóng sức sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cá nhân đó và cho đất nước. Cá nhân, pháp nhân có quyền dùng vốn và có quyền được sử dụng công cụ và tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình để đưa vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng hoặc dùng vào mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó thì các cá nhân, pháp nhân không được thực hiện quyền sử dụng của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp và dân đến hậu quả xấu cho xã hội và cho bản thân họ. Mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân hoặc sử dụng tài sản mà hủy hoại môi trường… đều bị xử lí nghiêm minh và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015.