Tham khảo theo Nghị định 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2005 thì thủ tục thành lập trung tâm môi giới việc làm như sau.
Tham khảo theo Nghị định 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2005 thì thủ tục thành lập trung tâm môi giới việc làm như sau:
1. Điều kiện thành lập Trung tâm:
Trung tâm được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
– Có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động của Trung tâm;
– Phải có trang thiết bị và các phương tiện phù hợp với từng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Phải có ít nhất 05 (năm) cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ; đội ngũ cán bộ của Trung tâm phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án;
– Việc thành lập Trung tâm phải phù hợp với quy hoạch Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn của địa phương đã được phê duyệt.
2. Thủ tục thành lập Trung tâm:
a. Hồ sơ thành lập Trung tâm:
– Công văn của cơ quan đề nghị thành lập Trung tâm gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập;
– Đề án thành lập Trung tâm, bao gồm các nội dung: sự cần thiết; mục tiêu; nhiệm vụ cụ thể và việc đảm bảo các điều kiện để thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này; tính khả thi của đề án.
Đối với Trung tâm thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thì đề án thành lập Trung tâm phải có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ.
Đối với các Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, ngành hoặc của cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội thì phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm sẽ được thành lập và hoạt động.
– Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để thành lập Trung tâm.
b. Thủ tục tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm, chấp thuận thành lập Trung tâm:
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là nơi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm thuộc thẩm quyền quản lý hoặc chấp thuận việc thành lập Trung tâm của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội theo quy định của các Bộ, ngành và tổ chức đó.
c. Thẩm quyền thành lập Trung tâm:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm thuộc quyền quản lý theo đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Thủ trưởng cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội quyết định thành lập Trung tâm thuộc tổ chức chính trị – xã hội quản lý theo quy định của tổ chức đó, sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm sẽ thành lập và hoạt động;
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm thuộc quyền quản lý của mình, sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm sẽ thành lập và hoạt động.
d. Thời hạn:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ về thành lập Trung tâm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Trung tâm và gửi một bản chính về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp không quyết định thành lập Trung tâm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện thành lập trung tâm giới thiệu việc làm
– Thành lập trung tâm giới thiệu việc làm
– Hỏi về việc cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
–Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại