Quy định điều kiện về hình thức của thoả thuận trọng tài thương mại? Thoả thuận trọng tài thương mại phải có hình thức thế nào mới có hiệu lực pháp luật? Khái quát quy định về thoả thuận trọng tài?
Thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức là văn bản. Chính quy định này sẽ đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị như một chứng cứ xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thông thường, có hai cách để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cụ thể:
Thứ nhất, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ thương mại về việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Sự thỏa thuận này thường được thể hiện thành một điều khoản trọng tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa các bên.Điều khoản trọng tài thương nằm cuối hợp đồng sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản chính. Điều khoản trọng tài chỉ mang tính dự liệu, các bên thường không mong muốn tranh chấp xảy ra nên thường ngắn gọn xúc tích.
Thứ hai, sau khi tranh chấp đã phát sinh các bên mới thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một văn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay còn gọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Xuất phát từ việc thỏa thuận này được xác lập sau khi có tranh chấp phát sinh nên thường sẽ được soạn thảo, xác lập rất đầy đủ, cụ thể và đương nhiên sẽ có tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì ít khi bắt gặp hình thức trọng tài này do các bên rất khó ngồi lại với nhau để bàn bạc thỏa thuận mà thường tìm đến sự giải quyết của pháp luật tức là bằng việc bên kiện ra tòa án mà không cần đến sự đồng ý của bên kia.
Luật sư tư vấn pháp luật về trọng tài thương mại trực tuyến: 1900.6568
Hiện cả hai hình thức trên đều được pháp luật trọng tài các nước công nhận và quy định. Một điểm đáng lưu ý ở nước ta hiện nay thì pháp luật chưa có sự phân định rõ ràng về hai hình thức này mà cho phép công nhận thỏa thuận trọng tài dưới mọi hình thức văn bản có sự thể hiện sự đồng thuận ý chí của các bên. Tóm lại, thỏa thuận trọng tài phải ghi nhận sự nhất trí của các bên trong giao dịch mang tính chất thương mại về việc lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh.
1. Khái quát về thỏa thuận trọng tài
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do
Trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì yếu tố thỏa thuận đóng vai trò chủ đạo, là yếu tố quyết định sự tồn tại của trọng tài. Sẽ không có trọng tài nếu không có thỏa thuận trọng tài. Khác với tòa án- nơi đương nhiên có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào trong nước ( trừ khi các bên có thỏa thuận khác ) thì trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp khi các bên tranh chấp ( trong nước hoặc có yếu tố nước ngoài) có thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Điều này đồng nghĩa với việc thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để tiến hành tố tụng trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc sẽ có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài. Theo đó Khoản 2, Điều 2
Khái niệm thỏa thuận trọng tài được Điều II.I Công ước New York 1958 xác định là “văn bản thỏa thuận theo đó các bên buộc phải đưa ra trọng tài xem xét mọi tranh chấp hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể nảy sinh giữa các bên về mối quan hệ pháp lý xác định, có quan hệ hợp đồng hoặc không, liên quan tới các vấn đề có khả năng được giải quyết bằng trọng tài”. Điều 7.1, Luật Mẫu UNCITRAL cũng có quy định một cách tương tự: “thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể dưới hình thứcđiều khoản trọng tài trong hợp đồng dưới hình thức thỏa thuận riêng”.
Một cách khái quát, có thể hiểu thỏa thuận trọng tài thương mại là một thỏa thuận bằng văn bản mà theo đó các bên tham gia vào kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài.
2. Đặc điểm thỏa thuận trọng tài thương mại
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3
Bản chất của trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Khác với Tòa án, Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên tranh chấp có thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, điều này đồng nghĩa với việc thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để tiến hành tố tụng bằng trọng tài.
Với những quy định của pháp luật như trên thì thỏa thuận trọng tài thương mại có những đặc điểm cụ thể sau:
Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ý chí của các bên có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp. Khi có tranh chấp xảy ra các bên thống nhất ý chí với nhau về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thứ hai, thường có hai cách để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
+ Một là, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Sự thỏa thuận này thường được thể hiện bằng một điều khoản trọng tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên
+ Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh các bên mới thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một văn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính, do đó thỏa thuận này thường được biên soạn đầy đủ, có tính khả thi cao.
Thứ ba, trong hầu hết các trường hợp thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. “Điều này đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị như một chứng cứ xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, tuy nhiên điều khoản trọng tài cũng có thể bằng miệng nhưng trường hợp này rất hiếm”
Thứ tư, một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi nó đáp ứng yêu cầu của pháp luật về nội dung. Trong đó những yêu cầu về mặt nội dung phải đảm bảo về tính rõ ràng, sự chính xác của thỏa thuận trọng tài, theo đó có thể dễ dàng xác định được thẩm quyền xét xử của một hội đồng trọng tài cụ thể.
Thứ năm, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng, trong cả trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng. Dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính.
3. Quy định về thỏa thuận trọng tài với người tiêu dùng
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Để có thể sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, điều không thể thiếu đó là ý chí tự nguyện của các bên muốn đưa tranh chấp của mình ra trọng tài giải quyết. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên có liên quan đưa tranh chấp đã hoặc có thể xảy ra để giải quyết thông qua phương thức trọng tài, đây là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết.
Luật TTTM 2010 đã quy định về quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng tại Điều 17, đây là một quy định mới của Luật trọng tài 2010, theo đó: “Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận”.
Với quy định trên thì lần đầu tiên pháp luật về trọng tài có quy định tranh chấp liên quan đến một bên là người tiêu dùng, hướng đến quan tâm và bảo vệ người tiêu dùng.
Quy định này xuất phát từ thực tế là thông thường người tiêu dùng luôn bị đặt ở một vị thế có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều khoản in ấn sẵn của nhà cung cấp dịch vụ nên cần phải có những quy định trên. Tuy nhiên trong trường hợp người tiêu dùng khởi kiện, họ không cần sự chấp thuận từ nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
4. Phân tích tính độc lập của thỏa thuận trọng tài
Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ngày càng trở nên phố biến bởi những ưu điểm mà phương thức này mang lại. Thỏa thuận trọng tài thường được ghi nhận trong hợp đồng chính, dưới hình thức một điều khoản trọng tài (như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán bản quyền, hợp đồng vận chuyển…) hoặc có thể thỏa thuận khi xảy ra tranh chấp.
Thực tế, điều khoản trọng tài có thể hiểu là “một hợp đồng trong một hợp đồng”
Chúng ta không nên nhầm lầm điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới. Bởi đây là hai loại thỏa thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau: Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên, còn hợp đồng chính quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thông thường, điều khoản trọng tài có sự độc lập nhất định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợp đồng chính. Nói cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh hưởng gì tới điều khoản trọng tài,. Có những lý do vô hiệu có tác động tới cả hai thỏa thuận trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết, không có năng lực trong ký kết hợp đồng của các bên.
Điều 19, Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định: “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài”
5. Điều kiện về hình thức của thỏa thuận trọng tài
Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định cụ thể: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Theo đó:
– Thỏa thuận trọng tài được hình thành dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, có sự thống nhất giữa ý chí (mong muốn bên trong) và sự thể hiện ý chí (hình thức bên ngoài) về việc sử dụng hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp. Điều này được đưa ra xuất phát từ bản chất của sự thỏa thuận.
– Các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Điều này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.
Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định rõ: “Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”. Theo đó, thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại dưới một trong hai hình thức:
– Là điều khoản trong hợp đồng: Các bên kí kết hợp đồng đồng thời ghi nhận luôn về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là một điều khoản trong hợp đồng đó. Ví dụ: Công ty A và công ty B kí hợp đồng mua bán gạo, tại Điều 23 hợp đồng này chỉ rõ: “Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại”.
– Thỏa thuận riêng: Các bên kí kết hợp đồng không ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thành một điều khoản của hợp đồng mà ghi nhận thỏa thuận này trong một văn bản hoàn toàn tách biệt với tên gọi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hợp đồng đã kí trước đó. Ví dụ: Công ty A và công ty B nói trên kí thỏa thuận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại các vấn đề phát sinh từ hợp đồng mua bán gạo giữa hai công ty nói trên.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác, thỏa thuận trọng tài thương mại không thể tồn tại dưới hình thức lời nói hoặc hành vi mà phải được xác lập dưới hình thức văn bản, bao gồm cả:
– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
– Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
– Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Như vậy, theo quy định tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Theo đó, thỏa thuận hợp đồng chỉ được thực hiện dưới một trong hai hình thức trên. Vấn đề đặt ra là liệu thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới cả hai hình thức hay không? Ví dụ: sau khi các bên đã kí kết hợp đồng ghi nhận luôn về thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trong hợp đồng nhưng sau đó các bên thấy nó còn quá khái quát, chưa cụ thể nên tiếp tục muốn thỏa thuận để ghi nhận cụ thể hơn tại một văn bản riêng chứ không muốn bổ sung vào hợp đồng thì có được không?
Điều 16 về hình thức của thỏa thuận trọng tài nên ghi nhận thêm cả trường hợp thỏa thuận trọng tài được ghi nhận dưới cả hình thức là điều khoản trong hợp đồng và thỏa thuận riêng. Bởi dù được ghi nhận dưới cả hai hình thức thì thỏa thuận này vẫn không ảnh hưởng đến điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.