Quy định quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân? Hình thức của quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại?
Hiện nay có thể thấy hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân ngày càng được đẩy mạnh vì giá trị kinh tế đem lại cao và có thể phát triển nền kinh tế mở cửa giao thương với các nước trên thế giới cũng được mở rộng, không thể phủ nhận vai trò của việc cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân trên thị trường hiện nay. Theo quy định của pháp
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân
Căn cứ theo quy định tại điều 75. Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân
1. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:
a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;
d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
2. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:
a) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;
d) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ.
Căn cứ dựa trên quy định tại luật thương mại 2005 thì hoạt động thương mại được hiểu là khái niệm dùng để chỉ các chuỗi hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, cũng tương tự như hoạt động kinh doanh nhưng chỉ tiếp cận chủ yếu ở giai đoạn kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, chứ không đề cập đến công đoạn sản xuất sản phẩm. Theo đó thương nhân có quyền chung ứng dịch vị thương mại để thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lời theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể thấy hoạt động thương mại là một trong những phạm trù đặc thù của quan hệ kinh doanh thương mại, là cơ sở để phát triển nền kinh tế nội tại cũ của quốc gia cũng như sự giao thương, củng cố vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế. Đồng thời, qua việc thực hiện các hoạt động thương mại còn cho thấy vai trò của thương nhân, nhà đầu tư, cũng như các cá nhân, tổ chức khác có trong việc đóng góp xây dựng và phát triển nền kinh tế.
Cúng theo quy định tại luật thương mại thì pháp luật ghi nhận quyền cung ứng dịch vụ của thương nhân, quyền này được hiểu là quyền hoạt động thương mại của thương nhân, theo đó một bên sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ ( Ví dụ là bên A) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác ( là bên B) và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ sau đây gọi là khách hàng C có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Đối tượng cụ thể là việc thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ như việc đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng hó, đại lý thương mại,… Bên cung ứng dịch vụ bằng khả năng của mình phải thực hiện công việc mà bên sử dụng dịch vụ yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ được hưởng những lợi ích từ việc thực hiện dịch vụ. Đối tượng của hoạt động cung ứng dịch vụ là sản phẩm vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khó xác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa. Bên cạnh đó, khác với hàng hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vô hình nên không thể lưu trữ được, vì vậy trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm đến nơi chứa dịch vụ, không quan tâm đến việc cất giữ, tồn kho hay dự trữ dịch vụ. Điều quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể mà mục tiêu các bên hướng tới khi mua bán dịch vụ và điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó
Trên đây có thể nói là tập hợp những quyền mà pháp luật đề ra để thương nhân có thể thược hiện kinh doanh tốt hơn đối với từng đối tượng cung ứng dịch vụ thì thương nhân nên lưu ý về quy định này và dịch vụ cung ứng không được trái quy định mà pháp luật đã đề ra.Như vậy đối với trường hợp cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ cần lưu ý với quy định về trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức của quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại
Hình thức của cung ứng dịch vụ được thể hiện rõ nhất qua hình thức hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại luật thương mại 2005 gọi hợp đồng này không phải là
Như vậy, qua những điều chúng tôi đã phân tích có thể thấy đối với hoạt động cung ứng dịch vụ ảnh hưởng rất lớn đến cả đời sống và trong kinh doanh. Có thể nhận thấy rất rõ vai trò của cung ứng dịch vụ chính là các loại hình hoạt động có mục đích nhằm phục vụ cho các nhu cầu của dân cư, hoặc trợ giúp, hoàn thiện, tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy nên mục đích của hoạt động dịch vụ là để thu lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhu cầu khách hàng. Hoạt động cung ứng dịch vụ này nó giúp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa tiển tệ, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ngoài ra, đẩy nhanh hoạt động dịch vụ thương mại còn giúp doanh nghiệp tạo được rào chắn vững chắc ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh vào khu vực thị trường của mình, giúp việc phát triển thị trường cho các doanh nghiệp và giữ thị trường này phát triển ổn định.
Kết luận: Từ những điều chúng tôi phân tích như trên có thể thấy rằng dịch vụ thương mại chỉ là một nhánh của hoạt động dịch vụ. Cung ứng dịch vụ thương mại bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, có thể đi kèm sản phẩm hoặc không. Việc cung ứng dịch vụ thương mại có vai trò rất lớn đối với các đơn vị sản xuất vật chất, ngoài ra thực hiện tốt hoạt động dịch vụ còn giúp cho các doanh nghiệp thúc đẩy được hoạt động bán hàng diễn ra nhanh hơn do rút ngắn thời gian ra quyết định của khách hàng. Chính vì thế nên nó giúp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa tiền tệ, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Bên cạnh đó hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại nó còn đẩy nhanh hoạt động dịch vụ thương mại còn giúp doanh nghiệp tạo được rào chắn vững chắc ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh vào khu vực thị trường của mình, giúp việc phát triển thị trường cho các doanh nghiệp và giữ thị trường này phát triển ổn định. Vì thế nên với vai trò quan trọng này thì thương nhân cũng có những quyền cơ bản khi cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.