Các hoạt động ưu đãi xã hội này càng được quan tâm, vậy để thực hiện các hoạt động ưu đãi xã hội đạt được hiệu quả thì nhà nước đã đưa ra các nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động ưu đãi xã hội.
Các hoạt động ưu đãi xã hội này càng được quan tâm, vậy để thực hiện các hoạt động ưu đãi xã hội đạt được hiệu quả thì nhà nước đã đưa ra các nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động ưu đãi xã hội.
1. Cơ sở xác định nguyên tắc.
– Một là, xuất pháp từ trách nhiệm xã hội của mọi cá nhân và cộng đồng.
Ưu đãi đối với người có công không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội, của toàn cộng đồng. Những người có công với đất nước đã hy sinh một phần thân thể, thậm chí là cả tính mạng, cuộc sống bình thường để đổi lấy cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Chính vì vậy các thể hệ con cháu mai sau, các thành viên của xã hội phải có trách nhiệm đối với họ – những người sẵn sang xả thân vì sự bình yên của đất nước. Đây chính là những việc làm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”. Người có công với cách mạng được toàn xã hội chăm lo về vật chất và tinh thần; được trân trọng, tôn vinh, biết ơn, đền ơn đáp nghĩa… Ưu đãi xã hội, chăm sóc người có công với đất nước là tình cảm và trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội. Đây là yếu tố thực hiện tiến bộ và công bắng xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới với tiến trình hội nhập và phát triển. Hơn nữa, ưu đãi đối với người có công không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn thể hiện thái độ, tình cảm của cộng đồng, dân tộc, của thế hệ con cháu đối với cha ông. Vì vậy việc xã hội hóa ưu đãi công tác xã hội cũng là điều tất yếu. Toàn dân tham gia chăm sóc người có công- một công việc vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm đã biến thành ý chí của toàn xã hội.
– Hai là, xuất phát từ nhu cầu của đối tượng người có công.
Chúng ta biết rằng, người có công là những người hy sinh một phần thân thể, thậm chí là cả tính mạng, cuộc sống bình thường để đổi lấy cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Những mất mát và hy sinh của họ vô cùng lớn và việc hòa nhập với cộng đồng cũng trở lên khó khăn. Vì vậy mà cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần. Những người này do không có đủ sức khỏe như người bình thường nên khả năng lao động cũng hạn chế, vì thế mà kinh tế của họ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, họ luôn có tâm lý tự ti, cảm thấy thua thiệt, mất mát so với những người xung quanh nên việc quan tâm đến đối tượng này là thự sự cần thiết. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy số lượng người có công lớn, việc quan tâm đến những đối tượng này cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, có như vậy thì hoạt động ưu đãi đối với người có công mới thực sự đạt được hiệu quả.
– Ba là, do nguồn ưu đãi có hạn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nguồn ưu đãi đối với người có công được lây từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên ta biết rằng kinh tế nước ta còn nghèo nàn, khó khăn. Do đó, để đảm bảo tính công bằng trong xã hội cho những người có công cần có sự trung tay góp sức của toàn xã hội để tạo nguồn lực về kinh tế và con người trong việc thực hiện ưu đãi xã hội với người có công.
Hơn nữa do hoàn cảnh lịch sử, địa phương nào cũng có người có công nên nếu không tiến hành xã hội hóa thì nhà nước không có đủ các điều kiện về nhân lực và vật lực để đảm bảo đời sống cho người có công, đặc biệt là những ưu đãi cần thiết xét trong mối tương quan đời sống giữa người có công với cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy xã hội hóa các hoạt động ưu đãi đối với người có công là hoạt động tất yếu và phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta trong giai đoạn hiện này, phù hợp với nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội.
2. Biểu hiện của nguyên tắc.
Quá trình xã hội quá không có nghĩa là Nhà nước phó mặc cho cộng đồng và xã hội mà trái lại càng xã hội hóa thì vai trò của Nhà nước ngày càng quan trọng. Nhà nước vẫn phải giữ vai trò là người chủ chốt, định hướng cho các hoạt động xã hội của cộng đồng có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, việc thực hiện quá trình xã hội hóa các hoạt động ưu đãi đối với người có công được thực hiện bởi toàn xã hội dưới sự chỉ đạo, điều hòa của Nhà nước để tạo nên một thể hài hòa, thống nhất.
Trong những năm qua, cùng với những chế độ của Nhà nước, cộng đồng xã hội đã hưởng ứng phong trào toàn dân chăm sóc người có công như chăm sóc thương binh tại nhà, tại làng xã; tặng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; phong trào đón thương bình về nhà; áo ấm tặng bà, áo lụa tặng bà… Có rất nhiều phong trào được phát động và nhận được sự hưởng ứng đông đào và nhiệt tình của toàn thể xã hội. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp … đã có nhiều hoạt động, sáng kiến trong việc đền ơn đáp nghĩa đối với người có công.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia: