Huyện Ia Grai là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Gia Lai, thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Huyện có tiềm năng lớn về nông nghiệp, thủy điện và du lịch sinh thái, đặc biệt là các vườn cà phê, hồ nước và khu vực biên giới giáp với Campuchia. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Ia Grai (Gia Lai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Ia Grai (Gia Lai):
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Ia Grai (Gia Lai)?
Huyện Ia Grai có 13 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 12 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Ia Kha (huyện lỵ) |
2 | Xã Ia Bă |
3 | Xã Ia Chia |
4 | Xã Ia Dêr |
5 | Xã Ia Grăng |
6 | Xã Ia Hrung |
7 | Xã Ia Khai |
8 | Xã Ia KRai |
9 | Xã Ia O |
10 | Xã Ia Pếch |
11 | Xã Ia Sao |
12 | Xã Ia Tô |
13 | Xã Ia Yok |
3. Giới thiệu chung về huyện Ia Grai (Gia Lai):
Ia Grai là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Huyện lỵ là thị trấn Ia Kha cách thành phố Pleiku khoảng 20 km về phía Tây theo tỉnh lộ 664.
Huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11-11-1996 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất tây nam của huyện Chư Păh.
Trên địa bàn huyện Ia Grai có một số điểm du lịch sinh thái (du lịch sinh thái lòng hồ Sê San, Thác Mơ, Thác Chín Tầng,…). Tổ chức lễ hội truyền thống (đua thuyền độc mộc trên sông Pôcô,…). Thu hút hàng ngàn khách du lịch tham quan, lễ hội và du lịch sinh thái,…
* Vị trí địa lý:
-
Phía Bắc tiếp giáp huyện Chư Păh
-
Phía Đông tiếp giáp thành phố Pleiku
-
Phía Đông Nam tiếp giáp huyện Chư Prông
-
Phía Nam tiếp giáp huyện Đức Cơ
-
Phía Tây Bắc tiếp giáp huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Andoung Meas, tỉnh Ratanakiri, Campuchia
* Diện tích, dân số:
Huyện Ia Grai có tổng diện tích đất tự nhiên 1.157,3 km², dân số là 106.120 người (theo kết quả điều tra năm 2021). Mật độ dân số đạt 97 người/km².
* Lịch sử hình thành:
Huyện Ia Grai được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1996 theo Nghị định 70/CP của Chính phủ trên cơ sở tách 9 xã: Ia Sao, Ia Hrung, Ia Krai, Ia Grai, Ia Kênh, Ia O, Ia Dêr, Ia Chia, Ia Pếch và thị trấn Chư Păh thuộc huyện Chư Păh. Đồng thời, đổi tên xã Ia Grai thành xã Ia Tô và đổi tên thị trấn Chư Păh thành thị trấn Ia Kha.
Ngày 26 tháng 12 năm 2001, thành lập xã Ia Khai trên cơ sở 16.518,5 ha diện tích tự nhiên và 2.475 người của xã Ia Krai.
Ngày 13 tháng 5 năm 2002, sáp nhập xã Ia Kênh vào thành phố Pleiku.
Ngày 16 tháng 2 năm 2005, thành lập xã Ia Grăng trên cơ sở 1.914 ha diện tích tự nhiên và 908 người của thị trấn Ia Kha, 9.801 ha diện tích tự nhiên và 1.155 người của xã Ia Tô.
Ngày 21 tháng 4 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định số 39/2006/NĐ-CP. Theo đó:
-
Thành lập xã Ia Bă trên cơ sở 11.212,05 ha diện tích tự nhiên và 5.905 người của xã Ia Hrung
-
Thành lập xã Ia Yok trên cơ sở 2.642,71 ha diện tích tự nhiên và 8.246 người của xã Ia Sao
Huyện Ia Grai có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
4. Phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của huyện Ia Grai (Gia Lai) những năm gần đây:
Trong 3 năm qua, giai đoạn 2021 – 2023, huyện Ia Grai đã đạt được những thành tựu quan trọng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2023 xuống còn 7,09% (theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2021 – 2025). Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch đúng hướng. Lĩnh vực văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực. Quốc phòng – an ninh được củng cố.
Trên lĩnh vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người đạt 49,7 triệu đồng.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng:
-
Năm 2021 đạt 3.907,5 tỷ đồng
-
Năm 2022 đạt 4.496 tỷ đồng
-
Năm 2023 ước thực hiện 5.095 tỷ đồng
-
Năm sau tăng hơn so với năm trước, đạt và vượt nghị quyết đề ra
Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2023 đạt 49,7 triệu đồng.
Tổng chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 đến tháng 6/2023, ước thực hiện: 1.430.880 triệu đồng, tăng 32% so với giai đoạn 2016-6/2018, trong đó: Chi đầu tư phát triển: 253.321 triệu đồng, chi thường xuyên:1.018.790 triệu đồng, chi nộp ngân sách cấp trên: 19.584 triệu đồng và chi chuyển nguồn: 139.185 triệu đồng.
Trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện, thu hút nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất điện năng, sản phẩm nông sản, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn theo hướng mở rộng ngành nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, các cơ sở khai thác chế biến khoáng sản tăng lên cả quy mô và số lượng góp phần tăng nhanh giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng:
-
Năm 2021 đạt 3.907,5 tỷ đồng
-
Năm 2022 đạt 4.496 tỷ đồng
-
Năm 2023 ước thực hiện 5.095 tỷ đồng
-
Năm sau tăng hơn so với năm trước, đạt và vượt nghị quyết đề ra
Ngành nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và phục hồi phát triển sau đại dịch. Duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) bình quân hàng năm trong giai đoạn 2021 – 2023 tăng trên 6,6%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết.
-
Năm 2021 đạt 4.376,1 tỷ đồng, tăng 6,23%
-
Năm 2022 đạt 4.678 tỷ đồng, tăng 6,9%
-
Năm 2023 ước đạt 4.986,7 tỷ đồng, tăng 6,6%
Dự ước tổng diện tích gieo trồng năm 2023 đạt là 51.311 ha. Cây lương thực 4.841 ha, sản lượng lương thực ước đạt 23.595 tấn, gồm có:
-
Lúa 4.210 ha, năng suất trung bình 47,5 tạ/ha, sản lượng 19.997 tấn
-
Ngô 631 ha, năng suất trung bình 57 tạ/ha, sản lượng 3.598 tấn
Cây tinh bột có củ: 2.817 ha, gồm có:
-
Sắn 2.200 ha, năng suất trung bình 170 tạ/ha, sản lượng 37.400 tấn
-
Khoai lang 617 ha, năng suất trung bình 161 tạ/ha, sản lượng 9.934 tấn
Cây thực phẩm: 977 ha, gồm có:
-
Đậu các loại 396 ha, năng suất trung bình 11,5 tạ/ha, sản lượng 455 tấn
-
Rau các loại 581 ha, năng suất trung bình 100 tạ/ha, sản lượng 5.810 tấn
Cây công nghiệp ngắn ngày, gồm có: Lạc 138 ha, năng suất trung bình 10,5 tạ/ha, sản lượng 145 tấn.
Cây công nghiệp dài ngày: 38.048 ha, gồm có:
-
Cao su 13.787 ha, sản lượng 23.193 tấn mủ khô
-
Cà phê 18.081 ha, sản lượng 65.621 tấn
-
Điều 5.843 ha, sản lượng 8.296 tấn.
-
Gồ tiêu 337 ha, sản lượng 1.138 tấn
Cây ăn quả: 4.045 ha và cây trồng khác: 444 ha.
Việc khai thác tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn từng bước được cải thiện và sử dụng ngày càng có hiệu quả. Mặt khác, nhờ đầu tư kiên cố hệ thống công trình thủy lợi, hỗ trợ giống, phân bón các loại, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật và đầu tư thâm canh đã tăng năng suất một số cây trồng chính hàng năm.
Phát triển các hệ thống phân phối, thị trường hàng hóa trên địa bàn, đặc biệt là khu vực vùng sâu vùng xa ngày càng thuận tiện và đa dạng các mặt hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng, cung ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Nhất là khi phát triển các chợ nông thôn ở các xã (xã Ia O và Ia Yok).
Thu ngân sách về tổng thể cơ bản đạt được dự toán giao. Nền kinh tế trong tỉnh, huyện tiếp tục ổn định. Cơ chế chính sách thuế ổn định. Tập trung quản lý kịp thời các nguồn thu phát sinh như cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền thuê đất và thu qua hợp thức hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác thu hồi và xử lý nợ đọng thuế và thanh kiểm tra theo kế hoạch đề ra.
Tổng thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021 đến tháng 6/2023, ước thực hiện: 1.776.488 triệu đồng, tăng 54% so với giai đoạn 2016-6/2018, trong đó: Phần huyện thu trên địa bàn ước thực hiện: 336.225 triệu đồng (năm 2021: 128.722 trđ. Năm 2022: 150.747 trđ, 6 tháng đầu năm 2023: 56.756 trđ) tăng 124% so với giai đoạn 2016-6/2018. Tập trung các nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép nhiều nguồn vốn, nhiều chương trình làm cho bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh, an ninh nông thôn được bảo đảm, đến.
Đến nay, huyện đã có 08/12 xã (Chỉ tiêu Nghị quyết đến năm 2025: 10 xã) và 29 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Trong đó: 13 làng của 02 xã biên giới, đạt 68,5% Nghị quyết, dự kiến đến cuối năm 2023 thêm 02 làng).- Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM:
+ Tổng số tiêu chí đạt được 143 tiêu chí/12 xã, bình quân mỗi xã đạt 12 tiêu chí. Cụ thể: xã Ia Sao đạt 12 tiêu chí, xã Ia Dêr đạt 13 tiêu chí, xã Ia Hrung đạt 13 tiêu chí, xã Ia Yok đạt 13 tiêu chí, xã Ia Bă đạt 14 tiêu chí, xã Ia Pếch đạt 11 tiêu chí, xã Ia Chía đạt 9 tiêu chí,xã Ia O đạt 12 tiêu chí, xã Ia Krái đạt 12 tiêu chí, xã Ia Khai đạt 14 tiêu chí, xã Ia Tô đạt 13 tiêu chí, xã Ia Grăng đạt 7 tiêu chí.
+ Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 08/12 xã, đạt 66,7%, gồm: Ia Dêr, Ia Tô, Ia Hrung, Ia Sao, Ia Yok, Ia Bă, Ia O, Ia Krăi.
Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí làng NTM: Toàn huyện đã có 29 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới:
- Năm 2018 có 03 làng (làng Me xã Ia Hrung, làng Jút 2 xã Ia Dêr, làng Dút 1 xã Ia Sao)
-
Năm 2019 có 04 làng (làng Bẹk xã Ia Bă, làng Jrăng Krái xã Ia Khai, làng Bồ xã Ia Yok và làng Breng 2 xã Ia Dêr)
-
Năm 2020 có 12 làng (làng Del xã Ia Tô và 11 làng tại 2 xã biên giới theo đề án 1385 gồm Làng O, làng Mít Kom 1, làng Mít Kom 2, làng Mít Jép, làng Lân, làng Cúc – xã Ia O, Làng Kom Yố, làng Kom Ngó, làng Lang, làng Bía, làng Nú 2 – xã Ia Chía)
-
Năm 2021 có 10 thôn, làng (Thôn Thái Hà xã Ia Yok, Thôn 8 xã Ia Tô, Làng Dăng xã Ia O, làng Dock Krot xã Ia Krái, làng Klah 2 xã Ia Dêr, làng Bang xã Ia Chía, làng Út 2 xã Ia Bă, làng Jrang Blo xã Ia Khai, làng Nang xã Ia Sao, Làng Maih xã Ia Hrung).
Các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, 100% số xã có đường giao thông ô tô đi được đến tận thôn, làng, 100% số thôn, làng có điện lưới quốc gia, 100% số hộ sử dụng điện, 100% số xã có trạm y tế hoặc cơ sở khám và điều trị, 100% trường lớp học và nhà ở giáo viên được xây dựng kiên cố, tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55% trong năm 2023. Vấn đề việc làm và tìm kiếm thị trường lao động đã được huyện quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khoảng 56.908 lao động, đã giải quyết cho 1.900 lao động (Nghị quyết: 1.800 lao động), đạt 105% kế hoạch. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ gia đình chính sách, người có công nghèo. Mạng lưới viễn thông được đầu tư mở rộng với các trạm thu phát sóng BTS phủ sóng trên khắp địa bàn đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
Lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Toàn huyện có 51 đơn vị trường học (48 Trường mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và 03 Trường THPT), với trên 26.500 học sinh. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng hàng năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học ở các cấp học, giai đoạn 2021 – 2023 trên địa bàn huyện có 100% số xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Số trường học đạt chuẩn quốc gia toàn huyện (30/48 trường), đạt tỷ lệ 62,5%. Công tác xã hội hóa trong giáo dục mầm non được đẩy mạnh. Các chương trình mục tiêu Y Tế – Dân số được duy trì và triển khai có hiệu quả. Các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe đạt kế hoạch đề ra hàng năm. Công tác giảm nghèo bền vững được huyện chỉ đạo tích cực; năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí đa chiều) giảm xuống còn 7,09%.
Công tác quốc phòng – an ninh có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực, cơ bản được giữ vững ổn định. Quan hệ đối ngoại biên giới với huyện Đôn Mia – Campuchia được tăng cường.
Phát huy những kết quả đạt được, phương hướng, mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025 là:
-
Khai thác tiềm năng lợi thế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
-
Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững
-
Giữ vững an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện
-
Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
-
Cải thiện rõ nét đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
THAM KHẢO THÊM: