Bài thuyết minh về đồ dùng học tập chọn lọc hay nhất là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý các bạn tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài thuyết minh về đồ dùng học tập chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu tổng quát về cái hộp bút
1.2. Thân bài:
Hình dáng bên ngoài của hộp bút:
- Hình tròn hay hình vuông
- Màu sắc gì?
- Có hình vẽ gì không?
Hình dáng bên trong:
- Hộp bút có mấy ngăn?
- Đựng được những gì?
Công dụng:
- Đựng bút và các dụng cụ học tập khác
- Tạo sự gọn gàng cho dụng cụ học tập của mình
- Cũng có thể là làm đẹp
- Dễ dàng mang đi và đề phòng mất bút
Bảo quản, giữ gìn nó như thế nào?
- Bảo vệ cẩn thận
- Làm đẹp thêm cho hộp bút bằng cách tự mình trang trí=
1.3. Kết bài:
Khái quát lại vấn đề, nêu suy nghĩ của em về chiếc hộp bút
2. Bài thuyết minh về đồ dùng học tập chọn lọc hay nhất:
Trong suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số đó, chiếc cặp – vật dụng để chứa đựng các thứ trên – đã đồng hành cùng tôi qua nhiều năm và chắc chắn sẽ còn hữu ích trong tương lai.
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Có thể nói, cặp sách là một trong những phát minh quan trọng của con người. Được phát minh bởi người Mỹ vào năm 1988, chiếc cặp đã mang lại nhiều tiện ích trong việc sắp xếp và mang theo đồ dùng cá nhân. Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,…
Quy trình sản xuất cặp sách chủ yếu bao gồm các bước chính như lựa chọn chất liệu, xử lý, may vá, và ghép nối. Chất liệu có thể đa dạng từ vải nỉ, vải bố, đến da hoặc giả da, tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như cặp quai đeo chéo cho nam để tạo sự mạnh mẽ, hay cặp ôm cho nữ để tôn lên vẻ duyên dáng. Màu sắc và kiểu dáng của cặp cũng phong phú, phù hợp với nhiều độ tuổi và sở thích, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi. Một vài lưu ý khi sử dụng cặp đúng cách: Không nên đeo cặp nặng quá 15% trọng lượng cơ thể. Đồ nặng nên đặt ở phần sát lưng và sắp xếp sao cho cân đối, tránh xô lệch. Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó. Do đó, chúng ta cần tránh quăng quật mạnh tay và nên thường xuyên vệ sinh cặp để duy trì độ bền.
Cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách và bảo quản hợp lý, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh – chủ nhân của những thế hệ tương lai của đất nước.
3. Bài thuyết minh về đồ dùng học tập chọn lọc hay nhất:
Đối với học sinh, ngoài việc sử dụng vở viết và thước kẻ, bút bi được coi là một người bạn đồng hành quan trọng trong quá trình học tập. Dùng bút bi hàng ngày là điều phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và cấu tạo của nó. Để hiểu rõ hơn về công cụ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hành trình bút bi trên đường đến với mọi người.
Bút bi được phát minh vào năm 1930 bởi Lazo Biro, một nhà báo người Hungary. Lazo Biro là một nhà báo tài năng, trong quá trình làm việc, ông nhận thấy nhược điểm của bút mực, khiến tay và giấy bị bẩn và bút mực dễ hỏng. Một lần tình cờ, ông nhìn thấy viên bi chạy qua vũng nước và để lại những vệt dài, từ đó ý tưởng về việc tạo ra một loại bút viết mực mau khô để sử dụng tiện lợi đã nảy ra trong tâm trí ông. Với sự giúp đỡ từ anh trai, ý tưởng của ông nhanh chóng được hiện thực hóa và khi được tung ra thị trường, loại bút này được mọi người ưa chuộng vì những tiện ích mà nó mang lại.
Bút bi bao gồm ba phần chính: vỏ, ruột và bộ điều chỉnh bút. Vỏ bút thường được làm từ nhựa dẻo, có hình trụ và dài khoảng 14 – 15 cm. Vỏ bút có chức năng bảo vệ ruột bút và giúp việc cầm bút trở nên chắc chắn và dễ dàng hơn. Ruột bút là một ống mực nhỏ, được làm từ nhựa dẻo. Phần đầu của ruột bút là đầu bút được làm từ kim loại, có một viên bi nhỏ ở đầu. Khi viết, việc di chuyển của viên bi khiến mực trong bút được đổ ra đều. Bộ phận cuối cùng của bút là lò xo và nút điều chỉnh. Nút điều chỉnh cho phép bấm vào để đẩy ngòi bút ra ngoài khi sử dụng và nhấn vào để đưa ngòi bút vào bên trong sau khi sử dụng, nhằm bảo vệ ngòi bút khỏi bị hư hỏng.
Nguyên lý hoạt động của bút bi rất đơn giản. Với loại bút bi có nút bấm, chúng ta chỉ cần nhấn vào nút, ngòi bút sẽ trồi ra, viên bi trên đầu bút di chuyển và tạo nên những nét chữ đẹp mềm mại. Khi sử dụng xong, ta chỉ cần nhấn nút trở lại. Bảo quản bút bi cũng không phức tạp, sau khi sử dụng, ta chỉ cần đóng nắp bút hoặc nhấn nút để đảm bảo bút không va chạm với mặt đất khi bị rơi, từ đó tránh làm hỏng ngòi bút.
Bút bi là một vật dụng rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Nó có nhiều ưu điểm mà mọi người thích và tin dùng. Bút bi nhỏ gọn, bền và dễ sử dụng và mang theo. Nó cũng có giá thành rất rẻ, phù hợp cho học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, bút bi cũng có một số hạn chế. Việc viết nhanh có thể khiến chữ viết không đẹp, và ngòi bút có thể bị tràn mực nếu không điều chỉnh kịp thời, gây làm bẩn sách vở.
Bút bi có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là người bạn thân thiết trong quá trình học tập, giúp chúng ta tiếp thu tri thức và theo đuổi ước mơ. Chúng ta thường nói “nét chữ nết người”, và chữ viết cũng thể hiện phần nào tính cách của con người. Chúng ta có thể biết được tính cẩn thận hay cẩu thả của một người chỉ qua cách viết. Bên cạnh đó, với một cây bút nhỏ xinh, chúng ta có thể giãi bày những tâm sự, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, làm dịu đi những nỗi đau trong lòng,… Thật sự, nếu thiếu bút, chúng ta không biết nơi nào để gửi trọn vẹn cuộc sống tư tưởng và tình cảm của mình.
Bút bi là một người bạn thân thiết, đồng hành suốt đời. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần ý thức giữ gìn những người bạn quý giá này, tránh vứt bỏ hoặc xử lý cẩu thả, gây hỏng bút.