Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ở tình Sơn La hiện nay là chưa cao. Vậy nên trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có quá nhiều tổ chức thừa phát lại hành nghề. Mời các bạn cùng công ty luật Dương Gia đón đọc bài viết Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Sơn La để tìm hiểu rõ hơn về tổ chức hành nghề ở tỉnh này nhé.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Sơn La:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Sơn La chỉ có 1 văn phòng thừa phát lại duy nhất, đó là Văn phòng Thừa phát lại Tây Bắc. Thông tin và địa chỉ cụ thể về văn phòng như sau:
-
Đại diện: Ngô Thị Thúy Hằng
-
Mã số thuế: 5500632239
-
Địa chỉ: đường Lê Duẩn, tổ 10, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, Sơn La.
-
Điện thoại liên hệ: 0312060330
2. Thời gian làm việc của văn phòng thừa phát lại tại Sơn La:
Hiện nay, đa phần các văn phòng Thừa phát lại ở Sơn La nói riêng và ở Việt Nam nói chung đều làm việc theo giờ hành chính của nhà nước. Cụ thể thời gian làm việc như sau:
-
Từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00
Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h00.
-
Thứ 7: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác hoặc theo sự yêu cầu của khách hàng thì các văn phòng Thừa phát lại ở Sơn La sẽ làm việc ngoài giờ hành chính để đáp ứng nhu cầu của công việc và đảm bảo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Nếu khách hàng có lịch bận có thể liên hệ với văn phòng Thừa phát lại ở Sơn La để sắp xếp lịch hẹn, trao đổi thông tin và tài liệu cần thiết để lập vi bằng cho vụ án. Trước khi đến văn phòng, khách hàng nên gọi điện trước cho văn phòng thừa phát lại để được tư vấn giá cả và thủ tục làm việc nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé.
3. Trình tự, thủ tục lập vi bằng ở văn phòng thừa phát lại Sơn La:
Quy trình lập vi bằng ở văn phòng thừa phát lại tỉnh Sơn La bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng:
Trước khi đến văn phòng thừa phát lại ở Sơn La để thực hiện lập Vi bằng, khách hàng nên liên hệ trước với văn phòng mình đã lựa chọn để được tư vấn sơ bộ về vấn đề pháp lý cần giải quyết và chuẩn bị sẵn một số giấy tờ, tài liệu như:
+ Giấy tờ về nhân thân: CMND, CCCD, sổ hộ khẩu,…
+ Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản làm việc, bản cam kết, hợp đồng,…
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập Vi bằng:
Khách hàng sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập Vi bằng cho Thư kí nghiệp vụ của văn phòng. Dựa trên các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp thì Thư ký nghiệp vụ hoặc thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc. Nếu yêu cầu của khách hàng hợp pháp thì khách hàng sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập Vi bằng.
Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng:
Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập Vi bằng thì văn phòng thừa phát lại và khách hàng sẽ ký hợp đồng dịch vụ. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên nhưng nhìn chung sẽ có một số nội dung cơ bản như:
+ Thông tin cá nhân của bên yêu cầu (họ, tên; số chứng minh thư; địa chỉ; thông tin liên hệ;…) và thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập Vi bằng (tên văn phòng; địa chỉ; người đại diện…).
+ Nội dung sự việc cần lập Vi bằng
+ Thời gian, địa điểm lập Vi bằng
+ Chi phí thực hiện
+ Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Bước 4: Tiến hành lập Vi bằng.
Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà Vi bằng có thể được lập tại trụ sở của Thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập Vi bằng. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó để phục vụ cho quá trình lập Vi bằng một cách chính xác, khách quan.
Tại địa điểm lập Vi bằng Thừa phát lại và Thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim,… Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho Vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và Vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.
Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để Vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của Vi bằng sẽ được gửi đến Sở Tư pháp tỉnh Sơn La để đăng ký trong thời hạn 03 ngày.
4. Một số thông tin về văn phòng thừa phát lại:
4.1. Văn phòng thừa phát lại là gì?
Căn cứ theo khoản 1, Điều 17 nghị định 08/2020/NĐ-CP, văn phòng thừa phát lại được định nghĩa là một tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh. Có thể thấy, văn phòng Thừa phát lại Sơn La có thể được thành lập dưới nhiều loại hình. Tuy nhiên, tên gọi đều được đặt chung là “Văn phòng Thừa phát lại”. Nối tiếp cụm từ này là tên riêng của từng văn phòng. Ví dụ: Văn phòng Thừa phát lại Tây Bắc. Các văn phòng thuộc danh sách văn phòng Thừa phát lại tại Sơn La đều được thành lập dựa trên Quyết định của UBND Sơn La và được Sở Tư pháp Sơn La cấp Giấy đăng ký hoạt động.
4.2. Thừa phát lại là gì?
Căn cứ theo khoản 2, Điều 17 nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại (hay chấp thế lại) là người có đủ các tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, lập vi bằng, tống đạt giấy tờ và các công việc khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan. Thừa phát lại là một chức danh tư pháp độc lập, có nhiệm vụ hỗ trợ Cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các công việc pháp lý và đảm bảo tính minh bạch, khách quan, hợp pháp trong các giao dịch dân sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, để trở thành thừa phát lại, người hành nghề phải đáp ứng các điều kiện sau:
-
Là công dân Việt Nam dưới 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật.
-
Có bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Sau đại học chuyên ngành luật.
-
Có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
-
Tốt nghiệp khóa đào tạo thừa phát lại, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
-
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
4.3. Chức năng của văn phòng thừa phát lại tỉnh Sơn La:
Trong phạm vi trách nhiệm, Văn phòng Thừa phát lại có các chức năng chính như sau:
-
Thực hiện việc tống đạt hồ sơ, quyết định, thông báo, văn bản từ Cơ quan nhà nước đến các cá nhân, tổ chức liên quan.
-
Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức để làm căn cứ giải quyết cho các tranh chấp hoặc thủ tục pháp lý.
-
Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật.
-
Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành).
THAM KHẢO THÊM: