Hàm Tân là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm trong khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ. Huyện này nổi bật với các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sự đa dạng văn hóa của cộng đồng dân cư. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hàm Tân (Bình Thuận):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Hàm Tân (Bình Thuận)?
Huyện Hàm Tân có 10 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 2 thị trấn, 8 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Tân Nghĩa (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Tân Minh |
3 | Xã Sơn Mỹ |
4 | Xã Sông Phan |
5 | Xã Tân Đức |
6 | Xã Tân Hà |
7 | Xã Tân Phúc |
8 | Xã Tân Thắng |
9 | Xã Tân Xuân |
10 | Xã Thắng Hải |
3. Tìm hiểu chung về huyện Hàm Tân (Bình Thuận):
Hàm Tân là một huyện ven biển nằm ở cực Nam tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Hàm Tân là một huyện của tỉnh Bình Thuận, đa số dân sống bằng nghề nông và đi biển nhưng ngày nay kinh tế của người dân ngày càng khấm khá hơn, nhờ chuyên canh cây thanh long. Trước đây, thị trấn La Gi là huyện lỵ nhưng kể từ khi La Gi được nâng lên thành thị xã vào năm 2005, thị trấn Tân Nghĩa trở thành huyện lỵ.
Vị trí địa lý:
Huyện Hàm Tân nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 135 km, cách thành phố Phan Thiết khoảng 45 km.
Huyện có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Hàm Thuận Nam
-
Phía Đông Nam giáp thị xã La Gi
-
Phía Tây tiếp giáp với huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu)
-
Phía Nam tiếp giáp với Biển Đông
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Tánh Linh
Diện tích, dân số:
Huyện Hàm Tân có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 739,1 km² và dân số khoảng 70 697 người (2019), trong đó thành thị có 18 839 người (26,4%), nông thôn có 51 858 người (73,6%). Mật độ dân số đạt khoảng 99 người/km².
Địa hình:
Địa hình của huyện Hàm Tân chủ yếu là đồi núi và vùng đất thấp ven biển.
Phía Đông và Đông Bắc của huyện là vùng đất thấp ven biển, gồm các đồng bằng và mỏ cát. Phía Tây Bắc của huyện là vùng đồi núi cao, có độ cao trung bình từ 300 đến 1000 mét so với mực nước biển, có những ngọn núi đá vôi và đá Granit. Các đồi núi này tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt.
Khí hậu:
Hàm Tân nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.
Nhiệt độ của huyện cao quanh năm, ít biến động, không có nhiều các hình thái thời tiết cực đoan như bão lũ nhưng có thể xảy ra hạn hán kéo dài.
Huyện có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, lượng mưa tập trung lớn nhất, chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa năm. Mưa thường xuất hiện dưới dạng mưa rào và mưa giông có thể gây ngập úng ở một số vùng thấp.
Mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Thời tiết vào mùa khô khô ráo, ít mưa, độ ẩm không khí thấp, có thể dẫn đến hiện tượng khô hạn.
Nhiệt độ trung bình năm từ 26°C – 27°C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 35°C – 37°C vào mùa khô. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 18°C – 20°C, thường vào ban đêm mùa mưa.
Lượng mưa trung bình năm từ 800 – 1.500 mm, thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Bình Thuận. Mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa.
Độ ẩm trung bình năm là 70% – 85%. Độ ẩm cao vào mùa mưa, thấp vào mùa khô. Vào mùa khô có gió Đông Bắc khô, mát. Còn vào mùa mưa, có gió Tây Nam mang hơi ẩm từ biển, gây mưa nhiều. Vận tốc gió trung bình khoảng 2 – 5 m/s, đôi khi tăng mạnh vào mùa gió chướng (tháng 11 đến tháng 3).
Huyện Hàm Tân có lượng nắng cao, trung bình 2.500 – 2.800 giờ nắng/năm. Đây là yếu tố thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và năng lượng mặt trời.
Bởi khí hậu ổn định, lượng nắng nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Hàm Tân phát triển cây trồng nhiệt đới như thanh long, xoài, điều. Mùa khô phù hợp để chế biến thủy sản, muối, phơi nông sản. Tuy nhiên, hạn hán có thể xảy ra vào mùa khô, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Mưa lớn trong mùa mưa đôi khi gây ngập úng cục bộ ở vùng thấp trũng.
Sông ngòi:
Ngoài ra, huyện Hàm Tân còn có một vài sông suối chảy qua, tạo thành những thung lũng xanh tươi giữa đồi núi.
Hệ sinh thái:
Tại đây, cũng có một số rừng cây xanh như rừng thông, rừng keo và rừng nguyên sinh cùng với các loại động thực vật phong phú, tạo nên một môi trường đa dạng sinh học.
Dân cư và văn hóa:
* Dân cư:
Chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có cộng đồng các dân tộc thiểu số như Chăm, Hoa.
* Tôn giáo:
Phổ biến là Phật giáo, Công giáo và các tín ngưỡng truyền thống.
* Văn hóa:
Có sự pha trộn văn hóa giữa người Kinh và người Chăm, thể hiện qua các lễ hội, phong tục và nghề thủ công.
Có các lễ hội đặc sắc như Ka Tê (của người Chăm), lễ hội làng và các hoạt động văn hóa vùng biển.
4. Lịch sử hình thành huyện Hàm Tân (Bình Thuận):
Vào thời Nhà Nguyễn, Hàm Tân chỉ là tên một làng thuộc tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý, phủ Hàm Thuận. Năm 1916, huyện Hàm Tân được thành lập dựa trên phần lớn đất đai của huyện Tuy Lý, gồm 2 tổng Phong Điền và Phước Thắng. Tổng Phong Điền có 4 làng: Phong Điền, Hiệp Nghĩa, Tam Tân, Tân Lý và tổng Phước Thắng có 5 làng: Phước Lộc, Hàm Tân, Phò Trì, Hàm Thắng và Thắng Hải. Trụ sở huyện đặt tại làng Hàm Tân nên trở thành tên huyện.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Bình Tuy gồm 3 quận Hàm Tân, Tánh Linh và Hoài Đức. Quận Hàm Tân gồm 6 xã: Phước Hội, Bình Tân, Bà Giêng, Hiệp Hòa, Tân Hiệp, Văn Mỹ. Tỉnh lỵ tỉnh Bình Tuy đặt tại Hàm Tân, về mặt hành chính thuộc xã Phước Hội, quận Hàm Tân (nay là khu vực trung tâm thị xã La Gi). Còn quận lỵ Hàm Tân đặt tại Tam Tân, xã Tân Hiệp (nay thuộc xã Tân Hải, thị xã La Gi).
Về phía chính quyền cách mạng, năm 1968, Tỉnh ủy Bình Tuy tách Hàm Tân thành 2 phần, bao gồm huyện Hàm Tân với các xã: Văn Mỹ, Tân Hiệp, Bình Tân, Hiệp Nghĩa và thị xã La Gi với các xã: Phước Hội, Bà Giêng, Hiệp Hòa. Đến năm 1973, Tỉnh ủy Bình Tuy thành lập thêm huyện Nghĩa Lộ với 3 xã mới là Đông Hà, Nghĩa Tân, Bình Nghĩa. Cuối năm 1975, thị xã La Gi và huyện Nghĩa Lộ giải thể, sáp nhập vào huyện Hàm Tân.
Năm 1976, 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Huyện Hàm Tân thuộc tỉnh Thuận Hải, gồm 15 xã: Tân An, Tân Bình, Tân Hà, Tân Hải, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Minh, Tân Mỹ, Tân Nghĩa, Tân Sơn, Tân Thắng, Tân Thành, Tân Thiện, Tân Thuận và Tân Xuân.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, hợp nhất xã Tân Sơn và xã Tân Mỹ thành xã Sơn Mỹ; chuyển xã Tân Hòa thành thị trấn La Gi.
Ngày 30 tháng 12 năm 1982, chuyển 3 xã: Tân Lập, Tân Thành và Tân Thuận về huyện Hàm Thuận Nam quản lý. Huyện Hàm Tân còn lại 1 thị trấn La Gi và 10 xã: Sơn Mỹ, Tân An, Tân Bình, Tân Hà, Tân Hải, Tân Minh, Tân Nghĩa, Tân Thắng, Tân Thiện, Tân Xuân.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Bình Thuận được tái lập từ tỉnh Thuận Hải cũ, huyện Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận.
Ngày 18 tháng 11 năm 2003, chia xã Tân Nghĩa thành 2 xã: Tân Nghĩa và Sông Phan; chia xã Tân Minh thành thị trấn Tân Minh và 2 xã: Tân Đức, Tân Phúc.
Cuối năm 2004, huyện Hàm Tân có 2 thị trấn: La Gi, Tân Minh và 12 xã: Sơn Mỹ, Sông Phan, Tân An, Tân Bình, Tân Đức, Tân Hà, Tân Hải, Tân Nghĩa, Tân Phúc, Tân Thắng, Tân Thiện, Tân Xuân.
Ngày 5 tháng 9 năm 2005, tách thị trấn La Gi và 4 xã: Tân An, Tân Bình, Tân Hải, Tân Thiện để thành lập thị xã La Gi.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Hàm Tân còn lại 1 thị trấn và 8 xã. Huyện lỵ của huyện dời về xã Tân Nghĩa.
Ngày 3 tháng 12 năm 2007, chia xã Tân Thắng thành 2 xã: Tân Thắng và Thắng Hải; chuyển xã Tân Nghĩa thành thị trấn Tân Nghĩa (thị trấn huyện lỵ mới của huyện Hàm Tân).
Huyện Hàm Tân có 2 thị trấn và 8 xã như hiện nay.
5. Quy hoạch giao thông huyện Hàm Tân (Bình Thuận):
Trên địa bàn huyện Hàm Tân có những tuyến đường quan trọng chạy qua, gồm:
-
Tuyến Quốc lộ 1A
-
Tuyến Quốc lộ 55
-
Tuyến Quốc lộ 55B
-
Tuyến đường sắt Bắc Nam
-
Tuyến Sông Dinh
-
Tuyên Sông Phan
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều tuyến đường liên xã, đô thị đã được Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân và tỉnh Bình Thuận đầu tư xây dựng những năm gần đây.
Về quy hoạch giao thông được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021. Do đó, Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Hàm Tân cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch đất năm 2021 nói trên.
THAM KHẢO THÊM: