Huyện Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ở vùng miền núi phía Tây của tỉnh, thuộc dãy Trường Sơn. Đây là huyện miền núi nghèo, nhưng nổi tiếng với tiềm năng phát triển cây dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh - được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau Bản đồ, xã phường thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Nam Trà My (Quảng Nam):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam)?
Huyện Nam Trà My có tất cả 10 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Trà Mai (huyện lỵ) |
2 | Trà Cang |
3 | Trà Don |
4 | Trà Dơn |
5 | Trà Leng |
6 | Trà Linh |
7 | Trà Nam |
8 | Trà Tập |
9 | Trà Vân |
10 | Trà Vinh |
3. Giới thiệu khái quát về huyện Nam Trà My (Quảng Nam):
Nam Trà My là một huyện phía Nam của tỉnh Quảng Nam, nằm trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Huyện nằm trên quốc lộ 40B nối tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum, toàn tuyến khoảng hơn 250 km.
Vị trí địa lý:
-
Phía Đông tiếp giáp tỉnh Quảng Ngãi
-
Phía Nam, Đông Nam, Tây Nam tiếp giáp tỉnh Kon Tum
-
Phía Tây Bắc tiếp giáp huyện Phước Sơn
-
Phía Bắc của tiếp giáp huyện Bắc Trà My
Diện tích, dân số:
Huyện Nam Trà My có tổng diện tích đất tự nhiên 825,46 km², dân số năm 2019 là 31.306 người, mật độ dân số đạt 38 người/km², bao gồm các dân tộc Ca Dong (Xê Đăng), M’Nông, Co và dân tộc Kinh (chiếm chưa đến 2% dân số toàn huyện).
Đặc điểm địa hình:
Nam Trà My nằm trong khu vực núi cao của dãy Trường Sơn với độ cao trung bình từ 800m – 1.200m, nhiều khu vực có đỉnh núi cao trên 2.000m, trong đó nổi bật là Ngọc Linh (2.598m) – đỉnh núi cao nhất miền Trung. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dòng sông, suối, tạo ra những thung lũng nhỏ hẹp và nhiều sườn dốc lớn.
Khí hậu:
Huyện Nam Trà My có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Huyện có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8. Nhiệt độ thấp nhất là 7°C, nhiệt độ cao nhất là 32 °C. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 670 – 770mm. Độ cao trung bình 800m so với mực nước biển.
Hệ thống sông, suối:
Huyện có nhiều dòng suối lớn nhỏ bắt nguồn từ dãy Ngọc Linh, góp phần quan trọng trong cung cấp nước tưới và đời sống.
Thổ nhưỡng:
Huyện chủ yếu là đất feralit trên núi, phù hợp để phát triển rừng và các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây dược liệu.
Văn hóa và xã hội:
Huyện Nam Trà My là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ca Dong với các phong tục, tập quán đặc trưng. Có các nghề dệt thổ cẩm và các lễ hội truyền thống như lễ mừng lúa mới, lễ hội cồng chiêng được bảo tồn và phát huy.
Giáo dục và y tế:
Do địa hình đồi núi và điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc tiếp cận giáo dục và y tế vẫn là một thách thức lớn với người dân.
Kinh tế:
Nam Trà My là huyện miền núi có kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chưa hình thành khu công nghiệp. Hiện nay, có nhà máy thủy điện Trà Linh 3 và thủy điện sông Tranh 2.
Huyện được coi là “thủ phủ” của loại sâm quý này với giá trị kinh tế cao và là thương hiệu nổi tiếng quốc gia. Hơn nữa, huyện còn có quế Trà My là sản phẩm đặc trưng với chất lượng quế cao cấp, được xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Huyện là vùng trồng quế nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Do có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp: độ cao địa hình khoảng 400 – 800 m nên biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, khí hậu nhiệt đới lại được đèo Hải Vân chắn hết gió lạnh thổi từ phía Bắc, rất thích hợp với cây quế, nên cây Quế phát triển rất tốt ở các xã Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Mai, Trà Vân. Cây quế vùng này có hàm lượng tinh dầu rất cao. Ngoài Quế, Nam Trà My còn có một số dược liệu nổi tiếng khác như Sâm Ngọc Linh, Sơn tra Ngọc Linh, Sâm Nam,…
Huyện Trà My có diện tích rừng lớn, trong đó có nhiều rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng. Khai thác rừng và phát triển cây lâm nghiệp bền vững là nguồn thu nhập chính.
4. Tiềm năng phát triển du lịch Huyện Nam Trà My (Quảng Nam):
Huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là một vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch nhờ vào cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số. Nằm trong dãy Trường Sơn, Nam Trà My sở hữu địa hình núi non hiểm trở với đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m – ngọn núi cao nhất miền Trung, nơi lý tưởng để phát triển du lịch leo núi, trekking và khám phá thiên nhiên hoang sơ. Bên cạnh đó, huyện có hệ thống rừng nguyên sinh rộng lớn với khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, phù hợp cho du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Các dòng suối và thác nước tự nhiên chảy từ dãy núi cũng tạo nên những cảnh sắc tuyệt đẹp, thích hợp cho các hoạt động tắm suối, dã ngoại và nghỉ dưỡng.
Ngoài thiên nhiên, Nam Trà My còn nổi tiếng với sâm Ngọc Linh, loại sâm quý hiếm được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam. Sâm Ngọc Linh không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch kết hợp nông nghiệp, qua các tour tham quan vùng trồng sâm, tìm hiểu quy trình sản xuất và mua sắm các sản phẩm dược liệu. Huyện còn có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa nhờ vào sự đa dạng và đặc sắc trong đời sống của các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ca Dong. Du khách có thể trải nghiệm các lễ hội truyền thống như lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cồng chiêng hay khám phá nghề dệt thổ cẩm, kiến trúc nhà sàn và các món ăn bản địa độc đáo. Các làng văn hóa dân tộc cũng có thể trở thành điểm nhấn để phát triển du lịch cộng đồng, gắn kết du khách với cuộc sống gần gũi của người dân địa phương.
Thêm vào đó, khí hậu mát mẻ quanh năm của Nam Trà My là yếu tố thuận lợi để phát triển các khu nghỉ dưỡng sinh thái, nơi du khách có thể thư giãn giữa không gian núi rừng tươi mát. Mặc dù địa hình còn nhiều thách thức, các tuyến giao thông đang được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kết nối và thu hút du khách. Với sự quan tâm đầu tư từ chính quyền địa phương, việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa được xem là hướng đi chiến lược để phát triển du lịch bền vững. Nếu được khai thác hợp lý, Nam Trà My không chỉ trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch mà còn góp phần cải thiện đời sống kinh tế – xã hội của người dân trong khu vực.
5. Quy hoạch chung đô thị huyện Nam Trà My (Quảng Nam):
Quy hoạch chung xây dựng mở rộng Đô thị trung tâm hành chính huyện Nam Trà My đã được UBND tỉnh phê duyệt tại tại Quyết định số 3989/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2008.
Theo quy hoạch vùng tỉnh, đô thị trung tâm huyện Nam Trà My (đô thị TắkPỏ) được định hướng là đô thị phát triển mới trong Cụm động lực Tây Nam và Hành lang kinh tế Nam tỉnh Quảng Nam.
Theo quy hoạch chung, đô thị trung tâm huyện và vùng phụ cận bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Trà Mai với diện tích tự nhiên là 10.309,81 ha và 32 ha thuộc Thôn 4 Trà tập. Đô thị trung tâm huyện được định hướng là đô thị mới trong cụm động lực Tây – Nam và hành lang kinh tế Nam của tỉnh, đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với sự phát triển của huyện Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
Định hướng đô thị được phát triển theo các trục không gian chính:
-
Theo tuyến QL40B: Là trục chính theo hướng Đông – Tây, kết nối trung tâm huyện Nam Trà My với các huyện khác trong hàng lang Nam Quảng Nam và tỉnh KonTum.
-
Tuyến Đông Trường Sơn: Là trục đối ngoại phía Đông đô thị.
-
Tuyến đường ĐH10: Là tuyến đường trục chính nội thị, cùng với QL40B tạo nên khu vực trung tâm đô thị.
-
Tuyến đường ĐH5, ĐH6: Là tuyến kết nối đô thị với xã Trà Don và Trà Vân.
-
Tuyến phía Tây sông Nước Là (ĐH11): Là tuyến đường ven sông, tạo trục phát triển cho khu vực phía Tây sông Nước Là, trong đó có khu di tích lịch sử các mạng Nước Là.
-
Tuyến ĐH9: Là tuyến kết nối khu trung tâm đô thị với trục Đông Trường Sơn, là tuyến đường tạo động lực phát triển cho khu vực thôn 3.
-
Tuyến phía Đông khu hành chính: Là tuyến đường kết nối khu vực trung tâm y tế huyện với khu vực trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm Sâm Ngọc Linh.
THAM KHẢO THÊM: