Huyện Đắk Tô là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum, nằm ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng với bề dày lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đắk Tô (Kon Tum).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đắk Tô (Kon Tum):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Đắk Tô (Kon Tum)?
Huyện Đăk Tô có 9 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 8 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Đắk Tô (huyện lỵ) |
2 | Xã Đắk Rơ Nga |
3 | Xã Đắk Trăm |
4 | Xã Diên Bình |
5 | Xã Kon Đào |
6 | Xã Ngọk Tụ |
7 | Xã Pô Kô |
8 | Xã Tân Cảnh |
9 | Xã Văn Lem |
3. Giới thiệu khái quát về huyện Đắk Tô (Kon Tum):
Vị trí địa lý:
Huyện Đăk Tô nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, trung tâm huyện là thị trấn Đăk Tô, cách thành phố Kon Tum khoảng 42 km về phía Bắc theo quốc lộ 14. Thị trấn Đăk Tô được thành lập ngày 30/5/1988 theo Quyết định số 96/HĐBT, ngày 30/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc phân vạch lại địa giới hành chính huyện An Khê và một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum.
Huyện có vị trí địa lý như sau:
-
Phía Tây tiếp giáp với huyện Ngọc Hồi.
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Sa Thầy.
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Đăk Hà.
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Tu Mơ Rông.
Diện tích, dân số:
Huyện Đăk Tô có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 509,24 km² và dân số khoảng 47.544 người (2019), trong đó thành thị có 13.561 người (29%), nông thôn có 33.983 người (71%), bao gồm nhiều dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ba Na, Jrai và người Kinh. Mật độ dân số đạt khoảng 93 người/km².
Địa hình:
Huyện Đắk Tô có đặc điểm địa hình đa dạng và đặc trưng của một huyện vùng cao.
Huyện nằm trong vùng núi cao, với độ cao trung bình từ 600 – 900m so với mực nước biển. Địa hình chủ yếu là núi non và đồi dốc, chia cắt mạnh tạo nên nhiều thung lũng nhỏ và các sườn đồi nối tiếp nhau. Một số khu vực có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, phù hợp cho các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su và tiêu.
Phần phía Bắc và Đông Bắc của huyện chủ yếu là núi cao, đặc biệt gần dãy Trường Sơn. Đây là khu vực có rừng nguyên sinh bao phủ, giàu tài nguyên thiên nhiên. Phần phía Tây và Tây Nam có địa hình thấp dần, chuyển thành các dải đồi và đồng bằng hẹp, thuận lợi cho nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.
Hệ thống sông, suối:
Huyện có mạng lưới sông suối khá phong phú với các con suối nhỏ chảy từ núi cao xuống tạo thành các thung lũng màu mỡ. Đặc biệt, sông Pô Kô là một nhánh của hệ thống sông Sê San, đóng vai trò quan trọng trong cấp nước tưới tiêu và đời sống của người dân.
Thổ nhưỡng:
Địa hình đồi núi kết hợp với đất đỏ bazan màu mỡ, rất phù hợp cho canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu và điều. Một số khu vực đất cát pha, phù hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây lương thực.
Rừng và hệ sinh thái:
Huyện Đắk Tô nằm trong vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn, bao gồm cả rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ. Địa hình núi rừng tạo điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Các cánh rừng nguyên sinh đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
Khí hậu:
Khí hậu huyện Đắk Tô mang đặc trưng của vùng Tây Nguyên: Mát mẻ quanh năm, chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Do lượng mưa lớn vào mùa mưa có thể gây xói mòn đất, sạt lở ở một số khu vực.
Tiềm năng du lịch:
Có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như Rừng thông thị trấn Đăk Tô,suối nước nóng Kon Đào, thác Đăk Lung. Kết hợp du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh và các lễ hội dân tộc của Bắc Tây Nguyên.
-
Tuyến du lịch xuyên suốt trong các tỉnh Tây Nguyên.
-
Tuyến du lịch Bắc – Nam: Du lịch sinh thái từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chi Minh.
-
Tuyến Sài Gòn đến Champasắc (Lào), đếnThái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
-
Đến với Ngọc Hồi tham quan cột mốc ba nước: Việt Nam – Lào – Campuchia.
Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng lớn độ che phủ rừng cao (65%). Ngoài tiềm năng rừng, còn có diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn, là lợi thế để huyện quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất chuyên canh tạo vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho chế biến và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và nhỏ.
Tài nguyên khoáng sản:
Trữ lượng vàng sa khoáng tương đối lớn.
Đăk Tô có nguồn khoáng sản đá, cát, sỏi xây dựng, đất sét, suối nước khoáng ở Kon Đào, Đăk Rơ Nga.
Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: thiếc, molipden, vonfram, uran, thori,…
Đường bộ:
Quốc lộ 14 – đường Hồ Chí Minh chạy qua, nối Đăk Tô với các huyện trong tỉnh, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung và Nam Lào. Quốc lộ 40B dài 209 km Điểm đầu chạy từ Tam Thanh – Tam Kì – Quảng Nam qua huyện Tu Mơ Rông đến điểm cuối là thị trấn Đăk Tô – Kon Tum. Đường Tam Kỳ – Trà My – Đăk Tô hoàn thành sẽ tạo điều kiện thông thương gần hơn với cảng Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất.
Bưu chính viễn thông:
Sử dụng mạng viễn thông, cáp quang Quốc gia, hệ thống viễn thông của các đơn vị cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone, Viettel.
Hệ thống ngân hàng:
-
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đăk Glei
-
Phòng giao dịch ngân hàng chính sách chi nhánh huyện Đăk Glei
4. Bản đồ quy hoạch đến 2030 huyện Đăk Tô (Kon Tum):
Tại Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 01/3/2022, UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, cụ thể:
Diện tích, cơ cấu các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 được thể hiện trên bản đồ quy hoạch đất là 50.870,31ha, trong đó:
-
Đất nông nghiệp 43.104,26ha
-
Đất phi nông nghiệp 7.424,41 ha
-
Đất chưa sử dụng: 341,64 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 được thể hiện trên bản đồ quy hoạch đất là 2.256,00ha, trong đó:
-
Chuyển đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 2.081,17ha
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 172,98ha
-
Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở 1,85ha
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 được thể hiện trên bản đồ quy hoạch đất là 170,06ha, trong đó:
-
Đưa vào sử dụng cho mục đích đất nông nghiệp 145,46ha
-
Đưa vào sử dụng cho mục đích đất phi nông nghiệp 24,60ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, tỷ lệ 1/25.000 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
5. Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Đăk Tô (Kon Tum):
Ngày 20/02/2024, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Đăk Tô.
Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 của huyện Đắk Tô được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô công bố công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn huyện theo đúng quy định, thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý, sử dụng đất đúng quy định pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: