Huyện Thủ Thừa nằm ở phía Bắc của tỉnh Long An, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được biết đến là vùng đất có lịch sử lâu đời, văn hóa đặc sắc và tiềm năng phát triển kinh tế, nông nghiệp, du lịch. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Thủ Thừa (Long An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Thủ Thừa (Long An):
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Tân Lập và xã Long Thành thành xã Tân Long.
Huyện Thủ Thừa có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã Long Thành
-
Xã Tân Lập
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Thủ Thừa (Long An)?
Huyện Thủ Thừa có 12 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 11 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Thủ Thừa (huyện lỵ) |
2 | Xã Bình An |
3 | Xã Bình Thạnh |
4 | Xã Long Thạnh |
5 | Xã Long Thuận |
6 | Xã Mỹ An |
7 | Xã Mỹ Lạc |
8 | Xã Mỹ Phú |
9 | Xã Mỹ Thạnh |
10 | Xã Nhị Thành |
11 | Xã Tân Long |
12 | Xã Tân Thành |
3. Tìm hiểu chung về huyện Thủ Thừa (Long An):
Vị trí địa lý:
Huyện Thủ Thừa có diện tích tự nhiên 29.901 ha, cách thành phố Tân An 10 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km, có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông tiếp giáp huyện Bến Lức và huyện Tân Trụ
-
Phía Nam tiếp giáp thành phố Tân An và huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Thạnh Hóa
-
Phía Bắc tiếp giáp huyện Đức Huệ
Diện tích, dân số:
Huyện Thủ Thừa có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 299,01 km² và dân số khoảng 98.333 người (2019), mật độ dân số đạt khoảng 329 người/km².
Hệ thống giao thông:
Huyện Thủ Thừa có quốc lộ IA, QL62, QLN2 và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng. Mặt khác, hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Miền Tây và Tp.HCM và ngược lại.
4. Điều kiện tự nhiên của huyện Thủ Thừa (Long An):
Khí hậu:
Khí hậu huyện Thủ Thừa mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,1°C, tháng 4 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 28,5°C và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25,3°C. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 3,3⁰C và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8⁰C đến 10°C). Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đặc biệt là cây lúa, mía, ngô, rau đậu thực phẩm.
Đất đai:
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và khoa trồng trọt đại học Cần Thơ xây dựng cho thấy Thủ Thừa có 3 nhóm đất với 12 đơn vị chú giải bản đồ đất. Trong đó, nhóm đất phù sa có 3.651 ha (chiếm 12,2% DTTN) và nhóm đất phèn tiềm tàng: 5.209 ha (chiếm 17,4% DTTN), nhóm đất phèn hoạt động 20.055 ha (chiếm 67,1% DTTN). Nhóm đất phù sa có 3 chú giải bản đồ với diện tích 3.651 ha phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Tây, chủ yếu ở các xã Long Thuận, Long Thạnh. Thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu khá. Đây là loại đất thích hợp cho trồng 2 vụ lúa.
-
Nhóm đất phèn: (Là nhóm đất chính chiếm 84,5% DTTN toàn huyện).
-
Nhóm đất phèn có diện tích: 25.264 ha, chiếm 84,5% DTTN. Đất phèn có trị số pH thấp và hàm lượng SO4-cao (0,15 – 0,25%), đặc biệt là các ion Fe++ và Al+++ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp Mười nói chung và huyện Thủ Thừa nói riêng phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Đất phèn phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc kênh Thủ Thừa, đất có hàm lượng mùn cao. Nếu giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì canh tác lúa đạt năng suất cao.
Đất đai của huyện Thủ Thừa xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo mới thích nghi với 2 vụ lúa, 1 lúa -1 màu, lúa – đay, mía, đậu đỗ nên cây trồng sinh trưởng phát triển cho năng suất thấp hơn các vùng đất tốt (đất phù sa). Vì vậy, đây cũng là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
Sông ngòi:
Hệ thống kênh Thủ Thừa, kênh Bo Bo là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của người dân huyện. Hơn 75% diện tích ở phía Bắc bao gồm các xã: Long Thạnh, Long Thuận, Tân Thành, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Tân Long nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười, thường xuyên bị ngập lụt. Năm xã còn lại ở phía Nam ít bị ảnh hưởng của lũ.
Nguồn nước:
Nguồn nước chính cung cấp cho Thủ Thừa là sông Vàm Cỏ Tây, đoạn chảy qua huyện dài 17,3 km, độ sâu trung bình 17 m, rộng trung bình 300 m. Sông Vàm Cỏ Tây được tiếp nước từ sông Tiền qua hệ thống kênh Hồng Ngự, Dương Văn Dương, lưu lượng mùa kiệt 93 m³/s, mùa lũ 580 m³/s, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Chế độ thủy văn:
Huyện Thủ Thừa chịu ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều không đều, có 2 đỉnh và chân triều, song biến động không đều theo tháng.
Đỉnh triều lớn nhất vào tháng 10, nhỏ nhất vào tháng 4, 5. Buên độ triều trung bình mùa kiệt: 0,75 – 0,85m, mùa lũ 0,45 – 0,60m. Do vậy, vào mùa khô có thể lợi dụng thủy triều để tưới tiêu tự chảy.
Ngập lũ:
Ngập lũ là quy luật thường niên của đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Thủ Thừa được xếp vào huyện chịu ảnh hưởng ngập nông. Lũ lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm. Tuy nhiên, lũ mang đến lượng phù sa đáng kể tăng thêm màu mỡ cho ruộng đồng, thau chua rửa phèn, tăng nguồn lợi thủy sản, vệ sinh môi trường.
Địa chất:
Đất đai của huyện Thủ Thừa hình thành từ hai loại trầm tích: Trầm tích phù sa non trẻ Holocene và trầm tích cổ Pleistocene, trong đó chủ yếu là trầm tích phù sa non trẻ Holocene có chứa vật liệu sinh phèn.
Trầm tích Holocene bao phủ khoảng 82,9% DTTN của huyện, nó phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ. Đặc trưng cơ bản của đơn vị trầm tích này là sự có mặt của Sulfidic, vật liệu chủ yếu hình thành đất phèn. Trầm tích không phân chia khoảng 4,5% DTTN.
Do vậy, khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cần tính toán đầu tư đảm bảo độ ổn định bền vững.
5. Quy hoạch huyện Thủ Thừa (Long An):
Quy hoạch giao thông:
Trên địa bàn huyện Thủ Thừa có các tuyến giao thông trọng điểm chạy qua như:
-
Tuyến Quốc lộ 1A
-
Tuyến Quốc lộ 62
-
Tuyến ĐT 833
-
Tuyến ĐT 818
-
Tuyến ĐT 834
-
Tuyến ĐT 866
-
Tuyến đường cao tốc 01
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thủ Thừa còn có nhiều tuyến giao thông đô thị, liên xã và giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng những năm gần đây.
Bản đồ quy hoạch đến 2030:
Ngày 22/12/2022, UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định số 12113/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất Thủ Thừa với những nội dung và phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 gồm:
-
Diện tích, cơ cấu các loại đất
-
Diện tích chuyển mục đích đất sử dụng
-
Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích cụ thể
-
Danh mục các công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch
Vị trí, diện tích các khu vực chuyển quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Thủ Thừa.
Phương án quy hoạch sử dụng đất Thủ Thừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Kế hoạch sử dụng đất năm 2024:
Ngày 30/12/2024, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 12564/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Thủ thừa.
Diện tích các lô đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch được xác định theo Báo cáo thuyết minh, Quyết định số 12565 và Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, huyện Thủ thừa.
Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất Thủ Thừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
THAM KHẢO THÊM: