Thành phố Biên Hòa là trung tâm hành chính của tỉnh Đồng Nai, nằm ở vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Đây là một trong những thành phố công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc TP Biên Hòa (Đồng Nai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa (Đồng Nai):
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1194/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024). Theo đó:
-
Sáp nhập toàn bộ phường Hòa Bình và một phần của phường Tân Phong vào phường Quang Vinh.
-
Sáp nhập phường Thanh Bình, phường Quyết Thắng và một phần của phường Tân Phong vào phường Trung Dũng.
-
Sáp nhập phường Tân Tiến vào phường Tân Mai.
-
Sáp nhập phường Tam Hòa vào phường Bình Đa.
Thành phố Biên Hòa có 24 phường và 1 xã như hiện nay.
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc thành phố Biên Hòa?
Thành phố Biên Hòa có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 24 phường.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Phường An Bình |
2 | Phường An Hòa |
3 | Phường Bình Đa |
4 | Phường Bửu Long |
5 | Phường Bửu Hòa |
6 | Phường Hiệp Hòa |
7 | Phường Hóa An |
8 | Phường Hố Nai |
9 | Phường Long Bình |
10 | Phường Long Bình Tân |
11 | Phường Phước Tân |
12 | Phường Quang Vinh |
13 | Phường Tam Hiệp |
14 | Phường Tam Phước |
15 | Phường Tân Biên |
16 | Phường Tân Hạnh |
17 | Phường Tân Hòa |
18 | Phường Tân Hiệp |
19 | Phường Tân Mai |
20 | Phường Tân Phong |
21 | Phường Tân Vạn |
22 | Phường Thống Nhất |
23 | Phường Trảng Dài |
24 | Phường Trung Dũng |
25 | Xã Long Hưng |
3. Tìm hiểu chung về thành phố Biên Hòa (Đồng Nai):
Vị trí địa lý:
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, có địa giới hành chính:
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Long Thành
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Trảng Bom
-
Phía Tây tiếp giáp với thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương và thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích, dân số:
Thành phố Biên Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 263,62 km² và dân số khoảng 1.119.190 người (2021), mật độ dân số đạt khoảng 4.245 người/km².
Địa hình:
Địa hình của thành phố Đồng Nai khá đa dạng và phong phú với sự xen kẽ giữa đồng bằng sông Cửu Long và dãy núi đồi thoai thoải. Các địa điểm chính của thành phố bao gồm:
Đồng bằng sông Đồng Nai: Là khu vực phía Bắc của thành phố, có độ cao thấp, nhiều con sông và kênh rạch. Khu vực này có đất màu mỡ, phù sa đầm lầy, rất phù hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Dãy đồi núi thoai thoải: Là khu vực phía Nam của thành phố, nơi có các dãy núi đá vôi cao khoảng 500 đến 700 m. Khu vực có khí hậu mát mẻ không khí trong lành và cảnh quan đẹp. Không chỉ vậy, nơi đây còn có rừng phong phú với nhiều loại cây trồng và động vật quý hiếm.
Trung tâm thành phố: Là khu vực nằm giữa đồng bằng sông Đồng Nai và dãy núi đồi thoai thoải. Khu vực này có độ cao trung bình, có nhiều địa điểm thương mại, dịch vụ và du lịch.
Kinh tế:
Kinh tế của thành phố Biên Hòa phát triển khá mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của cả vùng Đông Nam Bộ.
Sản xuất công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của thành phố. Nhiều công ty lớn đã đầu tư vào khu vực này, bao gồm các ngành như sản xuất điện tử, may mặc, ô tô và các linh kiện điện tử. Ngoài ra, địa điểm này còn có các khu công nghiệp như Amata, Long Bình và Biên Hòa 1-2.
Hơn nữa, thành phố Biên Hòa còn có nhiều diện tích đất trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, rau củ và các loại cây ăn trái như bưởi, sầu riêng, xoài,… Với các sản phẩm nông sản chất lượng cao này, thành phố đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế và được khách hàng đánh giá cao.
Thành phố Biên Hòa cũng có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn, bao gồm các điểm du lịch lịch sử văn hóa và các khu sinh thái như văn miếu Trấn Biên, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng gốm Biên Hòa, Khu du lịch Bửu Long.
Với sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế và du lịch, thành phố Biên Hòa hiện nay đang trở thành một trong những địa điểm thu hút đầu tư và du lịch hấp dẫn của khu vực Đông Nam Bộ.
4. Nền kinh tế, xã hội của thành phố Biên Hòa (Đồng Nai):
Công nghiệp:
Biên Hòa là thành phố tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa ngay từ thời điểm đất nước giải phóng. Đến thời điểm hiện tại, thành phố đang sở hữu 6 khu công nghiệp: KCN Biên Hòa I, Biên Hòa II, KCN Loteco, KCN Tam Phước, KCN Amata, KCN Agtex Long Bình.
Với những tiềm năng phát triển và các chính sách khuyến khích đầu tư, thành phố Biên Hòa đang tiếp tục phát triển không ngừngn không chỉ đối với các ngành công nghiệp hiện đại mà còn có các ngành công nghiệp truyền thống khác như thủ công mỹ nghệ nội thất Tân Hòa, gốm Tân Vạn, gốm sứ Tân Hạnh,…
Thương mại:
Một trong những điểm sáng của thành phố Biên Hòa chính là sự phát triển ổn định của ngành tài chính ngân hàng. Hiện nay, khu vực thành phố Biên Hòa đã và đang có hơn 51 chi nhánh và 92 PCP của nhiều ngân hàng thương mại, với tỷ trọng dịch vụ tài chính đang được nâng dần và trong tương lai đã đặt mục tiêu thay thế công nghiệp.
Thêm vào đó, còn có sự góp mặt của khách trung tâm thương mại lớn như Vincom Biên Hòa, Pegasus Plaza Biên Hòa, Trung tâm thương mại Viva Square, Big C Đồng Nai, Big C Tân Hiệp, Lotte Mart Biên Hòa, Coopmart Biên Hòa,…
Ngoài ra, còn có các thương hiệu bán lẻ đang dần chiếm thị phần riêng và cạnh tranh khá gay gắt với thị trường chợ truyền thống như: Bách Hóa Xanh, Winmart,…
Giáo dục:
Đóng vai trò là trung tâm phát triển trọng điểm của toàn tỉnh Đồng Nai; hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều tập trung tại đây, như:
-
Trường Đại học Đồng Nai
-
Trường Đại học Lạc Hồng
-
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
-
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
-
Trường Đại học Nguyễn Huệ
-
Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, còn có các trường cao đẳng khác như: Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, Cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai, Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi.
Y tế:
Hiện nay, thành phố Biên Hòa đã có hơn 30 bệnh viện và trạm y tế được phân bố đều khắp các xã, phường, trong đó bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và bệnh viện Đa khoa Thống Nhất là hai bệnh viện uy tín và có chất lượng tốt nhất trên địa bàn.
Ngoài ra, thành phố Biên Hòa cũng đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cho các bệnh viện bán công, bệnh viện tư để có thể phục vụ tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong thành phố.
Lĩnh vực du lịch:
Được biết đến là thành phố có nền công nghiệp phát triển, tuy nhiên tiềm năng du lịch ở Biên Hòa khá hạn chế. Mặc dù từng là nơi được mệnh danh là vùng đô thị sông nước, đến nay Biên Hòa vẫn chỉ nổi bật với Một số khu du lịch tiêu biểu như: Khu du lịch Bửu Long, Khu du lịch sinh thái Cù Lao Ba Xê, Văn Miếu Trấn Biên,…
5. Hạ tầng giao thông của thành phố Biên Hòa (Đồng Nai):
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung quy hoạch toàn bộ các vùng đô thị quanh thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có cả Biên Hòa với những chính sách ưu tiên và nâng cấp hạ tầng giao thông trọng điểm có thể kể đến như:
-
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
-
Trục đường Nguyễn Hữu Cảnh
-
Hệ thống cầu đường bộ khu vực Cù lao Phố
-
Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên
-
Điểm giao các tuyến trọng điểm với cao tốc như QL1K, QL51 và QL1A.
Đường hàng không:
Hiện nay, khu vực Biên Hòa chỉ có một cả hàng không đang hoạt động dưới sự tiếp quản của lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, cách Biên Hòa hơn 20 km đang được triển khai và xây dựng sân bay quốc tế Long Thành với công suất dự kiến hơn 100 triệu hành khách mỗi năm.
Đường sông:
Hạ tầng đường sông Biên Hòa vô cùng thuận lợi bởi hệ thống sông Đồng Nai nằm ở phía Tây thành phố. Hiện nay, dự án cảng biển Đồng Nai thuộc thành phố Biên Hòa được xác định là cảng biển loại 1 với sản lượng năm 2019 khoảng 18,4 triệu tấn. Trong tương lai, sẽ phát triển mạnh mẽ, kéo theo nền kinh tế của khu vực.
THAM KHẢO THÊM: